Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Nguyễn Hoàng Thành trong 10:37:58 pm Ngày 12 Tháng Mười, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12373



Tiêu đề: bài tập về dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Hoàng Thành trong 10:37:58 pm Ngày 12 Tháng Mười, 2012
Các thầy cô cho em hỏi:
Nếu hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch lệch pha [tex]\frac{\pi }{2}[/tex] so với dòng điện chạy trong mạch thì ta có biểu thức:
[tex]\left(\frac{i}{I_0} \right)^2 +\left( \frac{u}{U_0}\right)^2 =1[/tex]
Vậy nếu hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch lệch pha [tex]\frac{\pi }{3}[/tex] so với dòng điện chạy trong mạch thì ta có biểu thức:
[tex]\left(\frac{i}{I_0} \right)^2 +\left( \frac{u}{U_0}\right)^2 =\frac{1}{2}[/tex]
phải không ạ và tương tự như vậy với các góc lệch khác


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: kydhhd trong 11:38:15 pm Ngày 12 Tháng Mười, 2012
Các thầy cô cho em hỏi:
Nếu hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch lệch pha [tex]\frac{\pi }{2}[/tex] so với dòng điện chạy trong mạch thì ta có biểu thức:
[tex]\left(\frac{i}{I_0} \right)^2 +\left( \frac{u}{U_0}\right)^2 =1[/tex]
Vậy nếu hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch lệch pha [tex]\frac{\pi }{3}[/tex] so với dòng điện chạy trong mạch thì ta có biểu thức:
[tex]\left(\frac{i}{I_0} \right)^2 +\left( \frac{u}{U_0}\right)^2 =\frac{1}{2}[/tex]
phải không ạ và tương tự như vậy với các góc lệch khác

theo tôi nghĩ chẳng có cơ sở nào mà lập luận tương tự như vậy cả
chỉ có mình biểu thức đầu là đúng thôi


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Hoàng Thành trong 06:35:03 am Ngày 13 Tháng Mười, 2012
Bạn giải thích rõ ràng hơn được không


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Trịnh Minh Hiệp trong 07:56:37 am Ngày 13 Tháng Mười, 2012
Các thầy cô cho em hỏi:
Nếu hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch lệch pha [tex]\frac{\pi }{2}[/tex] so với dòng điện chạy trong mạch thì ta có biểu thức:
[tex]\left(\frac{i}{I_0} \right)^2 +\left( \frac{u}{U_0}\right)^2 =1[/tex]
Vậy nếu hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch lệch pha [tex]\frac{\pi }{3}[/tex] so với dòng điện chạy trong mạch thì ta có biểu thức:
[tex]\left(\frac{i}{I_0} \right)^2 +\left( \frac{u}{U_0}\right)^2 =\frac{1}{2}[/tex]
phải không ạ và tương tự như vậy với các góc lệch khác
Nếu hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch lệch pha [tex]\frac{\pi }{2}[/tex] so với dòng điện chạy trong mạch thì ta có biểu thức:
[tex]\left(\frac{i}{I_0} \right)^2 +\left( \frac{u}{U_0}\right)^2 =1[/tex]
CM: Giả sử pt của u có dạng: [tex]u=U_{0}cos\omega t\Rightarrow i=I_{0}cos(\omega t +- \frac{\pi }{2})=+-I_{0}sin\omega t\Rightarrow \left(\frac{i}{I_{0}} \right)^{2}+\left(\frac{u}{U_{0}} \right)^{2}=1[/tex]
Còn nếu hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch lệch pha [tex]\frac{\pi }{3}[/tex] so với dòng điện chạy trong mạch thì ta có biểu thức:
[tex]\left(\frac{i}{I_0} \right)^2 +\left( \frac{u}{U_0}\right)^2 =\frac{1}{2}[/tex] là ko đúng
Tóm lại nếu hai đại lượng X và Y vuông pha nhau thì ta luôn có: [tex]\left(\frac{X}{X_{0}} \right)^{2}+\left(\frac{Y}{Y_{0}} \right)^{2}=1[/tex], với [tex]X_{0}, Y_{0}[/tex] là các giá trị cực đại của X và Y



Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Nguyễn Hoàng Thành trong 01:06:17 pm Ngày 14 Tháng Mười, 2012
tại biểu thức của em không được ạ

Nếu vậy nhờ thầy xem hộ em bai này, nhiều cách giải thích nhưng em vẫn không hiểu:
DẶt điện áp xoay chiều u = U0coswt vào 2 đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu đoạn mạch; i, Io và I lần lượt là giá trị tức thời giá trị cực đại  và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai
A.  [tex]\frac{U}{U_0} - \frac{I}{I_0} = 0[/tex]
B.  [tex]\frac{U}{U_0} + \frac{I}{I_0} = \sqrt{2}[/tex]
C.  [tex]\frac{u}{U} - \frac{i}{I} = 0[/tex]
D.  [tex]\frac{u^2}{U^2_0} + \frac{i^2}{I_0^2} =1[/tex]


Tiêu đề: Trả lời: bài tập về dòng điện xoay chiều
Gửi bởi: Trịnh Minh Hiệp trong 02:02:14 pm Ngày 14 Tháng Mười, 2012
tại biểu thức của em không được ạ??????????????????? (Thầy ko hiểu ý câu này của em)

Nếu vậy nhờ thầy xem hộ em bai này, nhiều cách giải thích nhưng em vẫn không hiểu:
DẶt điện áp xoay chiều u = U0coswt vào 2 đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu đoạn mạch; i, Io và I lần lượt là giá trị tức thời giá trị cực đại  và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai
A.  [tex]\frac{U}{U_0} - \frac{I}{I_0} = 0[/tex]
B.  [tex]\frac{U}{U_0} + \frac{I}{I_0} = \sqrt{2}[/tex]
C.  [tex]\frac{u}{U} - \frac{i}{I} = 0[/tex]
D.  [tex]\frac{u^2}{U^2_0} + \frac{i^2}{I_0^2} =1[/tex]
HD:
+ Nhìn vào biểu thức A và B luôn đúng với mọi, vì giá trị hiệu dụng chia cho giá trị cực đại thì bằng [tex]\frac{1}{\sqrt{2}}[/tex]. Trừ hoặc cộng thì được A hoặc B
+ Vì mạch chỉ có R nên u và i cùng pha tức: [tex]u=U_{0}cos\omega t\Rightarrow i=I_{0}cos\omega t\Rightarrow \frac{u}{U_{0}}=\frac{i}{I_{0}}\Leftrightarrow \frac{u}{U}=\frac{i}{I}\Rightarrow \frac{u}{U}-\frac{i}{I}=0[/tex]
+ Từ trên ta cũng có [tex]\left(\frac{u}{U_{0}} \right)^{2}+\left(\frac{i}{I_{0}} \right)^{2}=\left(cos\omega t \right)^{2}[/tex] không thể kết luận bằng 1 được.Biểu thức của đáp án D chỉ suất hiện với loại vuông pha
Tóm lại đáp án sai là D