Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: tvhung trong 08:42:58 pm Ngày 06 Tháng Mười, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12270



Tiêu đề: 2 bài dao động và điện khó
Gửi bởi: tvhung trong 08:42:58 pm Ngày 06 Tháng Mười, 2012
Nhờ thầy cô và các bạn giúp em với

Bài 1:  Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp . Đoạn mạch AM gồm biến trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L ,đoạn mạch MB là tụ điện có điện dung C. Đặt điện áp xoay chiều [tex]u=U\sqrt{2}cos2\Pi t[/tex]( U không đổi, tần số f thay đổi dc) vào hai đầu đoạn mạch AB. Khi tần số là f1 thì điện áp hiệu dụng trên R đạt cực đại. Khi tần số là f2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai điểm AM không thay đổi khi điều chỉnh R. Hệ thức liên hệ giữa f1 và f2 là:
A:[tex]f2=\frac{\sqrt{3}}{2}f1[/tex]
B:[tex]f2=\frac{4}{3}f1[/tex]
C:[tex]f2=\frac{3}{4}f1[/tex]
D:[tex]f2=\frac{f1}{\sqrt{2}}[/tex]

Bài 2: Trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát một lò xo nhẹ có độ cứng k=50N/m một đầu cố định, đầu kia gắn với  vật nhỏ khối lượng m1=0,5kg. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 10cm rồi buông nhẹ để m1 bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo .Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì m1 dính vào vật có khối lượng m2=3m1 đang đứng yên tự do trên cùng mặt phẳng với m1, sau đó cả hai cùng dao động điều hòa với vận tốc cực đại là:
A:5m/s              B:100m/s             C:1m/s                D:0,5m/s






Tiêu đề: Trả lời: 2 bài dao động và điện khó
Gửi bởi: cay da trong 09:06:24 pm Ngày 06 Tháng Mười, 2012
Bài 2: Trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát một lò xo nhẹ có độ cứng k=50N/m một đầu cố định, đầu kia gắn với  vật nhỏ khối lượng m1=0,5kg. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 10cm rồi buông nhẹ để m1 bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo .Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì m1 dính vào vật có khối lượng m2=3m1 đang đứng yên tự do trên cùng mặt phẳng với m1, sau đó cả hai cùng dao động điều hòa với vận tốc cực đại là:
A:5m/s              B:100m/s             C:1m/s                D:0,5m/s


khi con lắc đạt chiều dài cực đại thì li độ x=A=0,1 m nên vật có vận tốc bằng không do vật m2 cũng có vận tốc bằng không nên hệ dao đông lõ xo mới m=m1+m2 có [tex]\omega =5[/tex] biên độ A không đổi nên [tex]v_{max}=\omega .A=0,1.5=0,5 m/s[/tex]





Tiêu đề: Trả lời: 2 bài dao động và điện khó
Gửi bởi: mark_bk99 trong 09:58:35 pm Ngày 06 Tháng Mười, 2012
Nhờ thầy cô và các bạn giúp em với

Bài 1:  Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp . Đoạn mạch AM gồm biến trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L ,đoạn mạch MB là tụ điện có điện dung C. Đặt điện áp xoay chiều [tex]u=U\sqrt{2}cos2\Pi t[/tex]( U không đổi, tần số f thay đổi dc) vào hai đầu đoạn mạch AB. Khi tần số là f1 thì điện áp hiệu dụng trên R đạt cực đại. Khi tần số là f2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai điểm AM không thay đổi khi điều chỉnh R. Hệ thức liên hệ giữa f1 và f2 là:
A:[tex]f2=\frac{\sqrt{3}}{2}f1[/tex]
B:[tex]f2=\frac{4}{3}f1[/tex]
C:[tex]f2=\frac{3}{4}f1[/tex]
D:[tex]f2=\frac{f1}{\sqrt{2}}[/tex]


Điều chỉnh f1 để UR max thì cộng hưởng điện ===> f1=[tex]\frac{1}{2II\sqrt{LC}}[/tex]

Điều chỉnh f2 để URL  ko thay đổi khi R thay đổi thì ZC=2ZL :D  chứng minh thế này ko bik còn đúng ko  %-)

URL=I.ZRL=[tex]\frac{U.\sqrt{R^{2}+ZL^{2}}}{\sqrt{R^{2}+(ZL-ZC)^{2}}}[/tex]=[tex]\frac{U}{\sqrt{1+\frac{ZC^{2}-2ZLZC}{R^{2}+ZL^{2}}}}[/tex]

Vậy để URL ko đổi thì cái biểu thức dưới căn=0  *-:) ==>KQ trên

===>f2=[tex]\frac{1}{2\sqrt{2}II\sqrt{LC}}[/tex]

===>f2=[tex]\frac{f1}{\sqrt{2}}[/tex]