Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: nhannguyen95 trong 02:39:00 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=12216



Tiêu đề: Bài tập con lắc vướng đinh cần giải đáp
Gửi bởi: nhannguyen95 trong 02:39:00 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012
Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì dao động là T. Nếu tại điểm A là trung điểm của đoạn OB người ta đóng một cái đinh và sợi dây của con lắc bị vướng vào chiếc đinh này, chu kì dao động T' mới của con lắc là
A. T'=T
B. T'=T.[tex]\frac{\sqrt{2}+1}{2\sqrt{2}}[/tex]
C. T'=[tex]\frac{T}{\sqrt{2}}[/tex]
D. T'=[tex]\frac{T}{2}[/tex]

Cảm ơn mọi người


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc vướng đinh cần giải đáp
Gửi bởi: Trịnh Minh Hiệp trong 02:58:47 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012
HD: Con lắc thực hiện dao động tuần hoàn với chu kì T' gồm nửa chu kì vướng đinh và nửa chu kì không vướng đinh
Do đó: [tex]T'=\frac{1}{2}\(2\pi\sqrt{\frac{l}{g}}+2\pi \sqrt{\frac{l}{2g}})[/tex]     (với [tex]T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}[/tex])



Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc vướng đinh cần giải đáp
Gửi bởi: Huỳnh Phước Tuấn trong 03:05:41 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012
Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì dao động là T. Nếu tại điểm A là trung điểm của đoạn OB người ta đóng một cái đinh và sợi dây của con lắc bị vướng vào chiếc đinh này, chu kì dao động T' mới của con lắc là
A. T'=T
B. T'=T.[tex]\frac{\sqrt{2}+1}{2\sqrt{2}}[/tex]
C. T'=[tex]\frac{T}{\sqrt{2}}[/tex]
D. T'=[tex]\frac{T}{2}[/tex]

Cảm ơn mọi người
Xét 1 dao động toàn phần của con lắc khi bị vướng đinh, ta sẽ thấy được chu kỳ của con lắc lúc này là:[tex]T'= T/2+T_{1}/2[/tex]
Với T1 là chu kỳ của con lắc có chiều dài AB và [tex]T_{1}=T/\sqrt{2}[/tex]

Suy ra T'


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc vướng đinh cần giải đáp
Gửi bởi: nhannguyen95 trong 05:47:41 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012
Mọi người ơi, trong sách tham khảo của thầy Nguyễn Anh Vinh có ghi là con lắc có DÂY TREO BỊ VƯỚNG VÀO ĐINH khác với DÂY TREO BỊ ĐINH CHẶN MỘT BÊN ạ ! Nếu là dây treo bị chặn một bên thì cách làm như thầy/bạn ở trên, nhưng nếu là bị vướng thì ta chỉ xét chu kì của con lắc bị vướng thôi hay sao ạ ?


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc vướng đinh cần giải đáp
Gửi bởi: nhannguyen95 trong 09:57:41 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012
Ai trả lời giùm em với ạ ?


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc vướng đinh cần giải đáp
Gửi bởi: Phạm Đoàn trong 11:06:11 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012
+ thực sự thì ý câu hỏi của em không rõ lắm. ở đây "chặn một bên" phải hiểu thế nào? nếu chặn một bên thì khi vật va chạm với mặt phẳng chặn là va chạm gì có hoàn toàn đàn hồi hay không?
+ nếu chắn một bên và va chạm hoàn toàn đàn hồi thì sau va chạm chu kỳ không đổi nếu mặt phẳng chặn tại vị trí cân bằng. còn nếu ở vị trí góc bất kỳ thì chu kỳ sẽ giảm.


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc vướng đinh cần giải đáp
Gửi bởi: Nguyễn Văn Cư trong 11:35:15 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012
Mọi người ơi, trong sách tham khảo của thầy Nguyễn Anh Vinh có ghi là con lắc có DÂY TREO BỊ VƯỚNG VÀO ĐINH khác với DÂY TREO BỊ ĐINH CHẶN MỘT BÊN ạ ! Nếu là dây treo bị chặn một bên thì cách làm như thầy/bạn ở trên, nhưng nếu là bị vướng thì ta chỉ xét chu kì của con lắc bị vướng thôi hay sao ạ ?
Khi DÂY TREO BỊ ĐINH CHẶN MỘT BÊN thì theo hình trên ở nửa bên phải con lắc có chiều dài là l còn khi DÂY TREO BỊ VƯỚNG VÀO ĐINH thì coi như nó bị buộc chặt vào đinh nên chiều dài bây giờ cố định là l/2.


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc vướng đinh cần giải đáp
Gửi bởi: Phạm Đoàn trong 11:44:32 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012
Xin lỗi các thầy cô và nhannguyen95. Đoàn Phạm đọc không kĩ giả thiết đầu bài.


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc vướng đinh cần giải đáp
Gửi bởi: Trịnh Minh Hiệp trong 11:48:07 pm Ngày 03 Tháng Mười, 2012
Khi DÂY TREO BỊ ĐINH CHẶN MỘT BÊN thì theo hình trên ở nửa bên phải con lắc có chiều dài là l còn khi DÂY TREO BỊ VƯỚNG VÀO ĐINH thì coi như nó bị buộc chặt vào đinh nên chiều dài bây giờ cố định là l/2.
Thầy "anhxtanhmc2" hãy chỉ cách làm thí nghiệm để cho nó vướng đinh rồi bị buộc chặt vào đinh để chiều dài cố định là l/2.


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc vướng đinh cần giải đáp
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 10:45:28 am Ngày 04 Tháng Mười, 2012
Mọi người ơi, trong sách tham khảo của thầy Nguyễn Anh Vinh có ghi là con lắc có DÂY TREO BỊ VƯỚNG VÀO ĐINH khác với DÂY TREO BỊ ĐINH CHẶN MỘT BÊN ạ ! Nếu là dây treo bị chặn một bên thì cách làm như thầy/bạn ở trên, nhưng nếu là bị vướng thì ta chỉ xét chu kì của con lắc bị vướng thôi hay sao ạ ?
theo thầy vướng hay bị chặn thực chất là 1, còn nếu T/Già muốn là dính chặt luôn thì nên nói thẳng là sau khi vướng đinh phần dây phía trên đinh không dao động. với các bài đánh đố câu từ như thế này thì chỉ tổ làm cho mọi người mất công bàn luận, còn HS thì không biết đâu mà làm


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc vướng đinh cần giải đáp
Gửi bởi: Trịnh Minh Hiệp trong 01:05:11 pm Ngày 04 Tháng Mười, 2012
Tôi cũng đồng ý với quan điểm của thầy Thạnh, vướng đinh hay bị chặn một bên thì cũng thế. Nếu muốn hiểu theo kiểu để cố định chiều dài l/2 thì nên viết cho rõ ràng. Một vấn đề sẽ trở nên phức tạp khiến người ta khó hiểu => khó chịu khi câu từ dùng theo kiểu "đánh đố" như vậy chẳng hay gì cả.


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc vướng đinh cần giải đáp
Gửi bởi: nhannguyen95 trong 01:13:55 pm Ngày 04 Tháng Mười, 2012
Cảm ơn thầy cô đã vào bàn luận ạ ! Sau khi đọc xong em đã hiểu thông suốt rồi ạ  :D


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc vướng đinh cần giải đáp
Gửi bởi: Tùng Dương trong 10:10:27 pm Ngày 22 Tháng Mười, 2012
 Em vẫn chưa hiểu rõ lắm, khi con lắc bị vướng vào đinh thì có phải chỉ có phần bên dưới là giao động, cũng đồng nghĩa với việc con lắc đã quay 1 vòng quanh chiếc đinh sau đó tiếp tục dao động liệu có đúng không.


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc vướng đinh cần giải đáp
Gửi bởi: daukhacbac trong 10:45:25 am Ngày 12 Tháng Sáu, 2014
cho em hỏi là con lắc vướng đinh nhưng không phải ở vị trí chính giữa thì tính sao ạ???


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập con lắc vướng đinh cần giải đáp
Gửi bởi: Phồng Văn Tôm trong 10:58:14 am Ngày 12 Tháng Sáu, 2014
ta có công thức [tex]T'=\frac{1}{2}T_{1}+\frac{1}{2}T_{2}=\pi (\sqrt{\frac{l_{1}}{g}}+\sqrt{\frac{l_{2}}{g}})[/tex] bạn nhé  :D