Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: rukabi hoc ly trong 12:48:57 am Ngày 22 Tháng Tám, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=11550



Tiêu đề: Một bài điện xoay chiều
Gửi bởi: rukabi hoc ly trong 12:48:57 am Ngày 22 Tháng Tám, 2012
Cho mạch RLC ,tụ có điện dung C thay đổi .Điều chỉnh điện dung sao cho điện áp hiệu dụng của tụ đạt giá trị cực đại ,khi đó điện áp hiệu dụng trên R là 75V .Khi điện áp tức thời hai đầu mạch là 75√6v thì điện áp tức thời của đoạn mạch RL là 25√6V.Điện áp hiệu dụng của đoạn mạch là:
A.75√6V
B.75√3V
C.150V
D.150√2V
Mong anh chị thầy cô giúp đỡ em
em cảm ơn nhiều ạ


Tiêu đề: Trả lời: Một bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 08:26:27 am Ngày 22 Tháng Tám, 2012
Cho mạch RLC ,tụ có điện dung C thay đổi .Điều chỉnh điện dung sao cho điện áp hiệu dụng của tụ đạt giá trị cực đại ,khi đó điện áp hiệu dụng trên R là 75V .Khi điện áp tức thời hai đầu mạch là 75√6v thì điện áp tức thời của đoạn mạch RL là 25√6V.Điện áp hiệu dụng của đoạn mạch là:
A.75√6V
B.75√3V
C.150V
D.150√2V
Mong anh chị thầy cô giúp đỡ em
em cảm ơn nhiều ạ
thay đổi c để Ucmax ==> u(RL) vuông pha u. (cái này em xem thêm bên trang chủ nhé)
Do vuông pha nên: (em vẽ hình fresnel sao cho vecto URL vuông góc U)
+ [tex]\frac{u_{RL}^2}{U_{0RL}^2}+\frac{u^2}{U_0^2}=1 [/tex] (giống công thức x,v vuông pha trong dao động cơ [tex]x^2/A^2+v^2/vmax^2=1[/tex])
==> [tex]\frac{u_{RL}^2}{U_{RL}^2}+\frac{u^2}{U^2}=2 (1)[/tex]
+ [tex]\frac{1}{U_R^2}=\frac{1}{U_{RL}^2}+\frac{1}{U^2}(2)[/tex]
Từ (1) và (2) ==> U_{RL} và U


Tiêu đề: Trả lời: Một bài điện xoay chiều
Gửi bởi: ELF trong 01:22:54 pm Ngày 22 Tháng Tám, 2012

Cho mạch RLC ,tụ có điện dung C thay đổi .Điều chỉnh điện dung sao cho điện áp hiệu dụng của tụ đạt giá trị cực đại ,khi đó điện áp hiệu dụng trên R là 75V .Khi điện áp tức thời hai đầu mạch là 75√6v thì điện áp tức thời của đoạn mạch RL là 25√6V.Điện áp hiệu dụng của đoạn mạch là:
A.75√6V
B.75√3V
C.150V
D.150√2V
Mong anh chị thầy cô giúp đỡ em
em cảm ơn nhiều ạ
thay đổi c để Ucmax ==> u(RL) vuông pha u. (cái này em xem thêm bên trang chủ nhé)
Do vuông pha nên: (em vẽ hình fresnel sao cho vecto URL vuông góc U)
+ [tex]\frac{u_{RL}^2}{U_{0RL}^2}+\frac{u^2}{U_0^2}=1 [/tex] (giống công thức x,v vuông pha trong dao động cơ [tex]x^2/A^2+v^2/vmax^2=1[/tex])
==> [tex]\frac{u_{RL}^2}{U_{RL}^2}+\frac{u^2}{U^2}=2 (1)[/tex]
+ [tex]\frac{1}{U_R^2}=\frac{1}{U_{RL}^2}+\frac{1}{U^2}(2)[/tex]
Từ (1) và (2) ==> U_{RL} và U


Thầy ơi với những bài như này em toàn làm cách cơ bản thoai ko biết đến cách làm cao siêu như thế này đâu ! mong  thầy có thể gợi ý em cách liên hệ U, I với dao động cơ . Hay thầy có trang nào cho em càng tốt


Tiêu đề: Trả lời: Trả lời: Một bài điện xoay chiều
Gửi bởi: Hà Văn Thạnh trong 02:01:22 pm Ngày 22 Tháng Tám, 2012

Thầy ơi với những bài như này em toàn làm cách cơ bản thoai ko biết đến cách làm cao siêu như thế này đâu ! mong  thầy có thể gợi ý em cách liên hệ U, I với dao động cơ . Hay thầy có trang nào cho em càng tốt
+ cách cơ bản của em là cách nào, em trình bày ra nhé
+Mấy bài điện cho giá trị tức thì thường phải dùng vecto quay, nhưng do bài này chúng vuông pha nên mới có công thức nhanh đó, còn không thì phải dùng vecto quay, hay viết PT mới ra được.
+ Công thức này mà em nói cao siêu thì các công thức độc lập của các đại lượng vuông pha em có nắm? các công thức độc lập CB cũng phải dùng mà.
VD: uL và uR vuông pha
[tex]==> (uL/U_{0L})^2+(uR/U_{0R})^2=1[/tex]
VD: uC vuông pha i
[tex]==> (uC/U_{0C})^2+(i/I_0)^2=1[/tex]