Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: kientri88 trong 06:24:26 pm Ngày 30 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=10900



Tiêu đề: 1 câu về giao thoa ánh sáng lạ và khó
Gửi bởi: kientri88 trong 06:24:26 pm Ngày 30 Tháng Sáu, 2012
Giúp dùm em với :
Một điểm sáng S chuyển động đều theo phương song song với đoạn thẳng nối hai lỗ nhỏ S1 và S2 trên một màn phẳng. Khoảng cách giữa hai lỗ nhỏ a = 2 mm, nguồn sáng cách màn D = 1m. Tại điểm A nằm trên trục của 2 khe có đặt một máy đo ánh sáng cứ mỗi giây máy đo ghi được 15 lần thay đổi tuần hoàn của cường độ sáng của bức xạ màu vàng có bước sóng [tex]\lambda[/tex]1 = 600 nm nếu nguồn phát đồng thời 2 bức xạ màu vàng [tex]\lambda[/tex]1 và màu tím [tex]\lambda[/tex]2 = 400nm và nguồn bắt đầu chuyển động từ điểm O trên trung trực của S1S2 thì thời điểm hai chớp cùng xuất hiện kể từ lúc nguồn bắt đầu chuyển động là :
A. 0,366s   B. 0,333s    C. 0,1333s   D. 0,2555s




Tiêu đề: Trả lời: 1 câu về giao thoa ánh sáng lạ và khó
Gửi bởi: traugia trong 07:21:04 pm Ngày 30 Tháng Sáu, 2012
Giúp dùm em với :
Một điểm sáng S chuyển động đều theo phương song song với đoạn thẳng nối hai lỗ nhỏ S1 và S2 trên một màn phẳng. Khoảng cách giữa hai lỗ nhỏ a = 2 mm, nguồn sáng cách màn D = 1m. Tại điểm A nằm trên trục của 2 khe có đặt một máy đo ánh sáng cứ mỗi giây máy đo ghi được 15 lần thay đổi tuần hoàn của cường độ sáng của bức xạ màu vàng có bước sóng [tex]\lambda[/tex]1 = 600 nm nếu nguồn phát đồng thời 2 bức xạ màu vàng [tex]\lambda[/tex]1 và màu tím [tex]\lambda[/tex]2 = 400nm và nguồn bắt đầu chuyển động từ điểm O trên trung trực của S1S2 thì thời điểm hai chớp cùng xuất hiện kể từ lúc nguồn bắt đầu chuyển động là :
A. 0,366s   B. 0,333s    C. 0,1333s   D. 0,2555s
Khoảng vân của as vàng là : [tex]i_{1}=\frac{\lambda _{1}D}{a} = 0,3 mm[/tex]
Mà trong 1 s thì có 15 lần thay đổi tuần hoàn của cường độ sáng => tốc độ dịch chuyển của hệ vân là :
 v = [tex]\frac{15.i_{1}}{t} = 4.5 mm/s[/tex]
Khi chiếu đồng thời hai bức xạ, vị trí trùng nhau của hai bức xạ là :
             k1.600 = k2.400
      <=> k1.3 = k2.2 => Vị trí trùng nhau gần nhất : k1 = 2, k2 = 3
Vậy khoảng cách giữa hai vân trùng gần nhất là : [tex]\Delta x = x_{v2} = 2i_{1} = 0,6 mm[/tex]
=> Khi di chuyển nguồn sáng thì thời điểm hai chớp cùng xuất hiện kể từ lúc nguồn bắt đầu dịch chuyển là : t = [tex]\frac{\Delta x}{v} = \frac{0,6}{4,5} = 0.13333 s[/tex]