Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: thaonguyen_1994 trong 03:22:37 pm Ngày 28 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=10805



Tiêu đề: Bài tập về con lắc đơn và vân trùng cần được giúp đỡ
Gửi bởi: thaonguyen_1994 trong 03:22:37 pm Ngày 28 Tháng Sáu, 2012
Bài 1: Trong thí nghiệm Iang, có a=0,8mm.D=1,2 m.Chiếu đồng thời 2 bức xaλ 1=0,75μm và λ2=0,45μm vào 2 khe.Vị trí trùng nhau của các vận tối của 2 bức xạ trên màn:
A.0,225(k+1/2) mm
B.2(2k+1)
C.0,375(k+1/2)
D.1,6875(2k+1)

Bài 2:Một con lắc đơn gồm một vật nhỏ có khối lượng m = 2g và một dây treo mảnh, chiều dài l, được kích thích cho dao động điều hòa.trong khoảng thời gian Δt con lắc thực hiện được 40 dao động. Khi tăng chiều dài con lắc thêm một đoạn bằng 7,9 cm, thì cũng trong khoảng thời gian Δt nó thực hiện được 39 dao động. Lấy gia tốc trọng trường g=9,8m/s2 .Để con lắc với chiều dài l’ có cùng chu kỳ dao động như con lắc chiều dài l, người ta truyền cho vật điện tích rồi cho nó dao động điều hòa trong một điện trường đều có đường sức thẳng đứng. Độ lớn của vectơ cường độ điện trường là 0,5.108 qC .
A. 4,2.105V m
B. 2,4.105/ V m
C. 2,04.105 / V m
D. 4,02.105 / V m


Mong thầy/cô và các bạn giúp em giải 2 bài tập trên, em xin cảm ơn.


Tiêu đề: Trả lời: Bài tập về con lắc đơn và vân trùng cần được giúp đỡ
Gửi bởi: mark_bk99 trong 03:39:58 pm Ngày 28 Tháng Sáu, 2012

Bài 2:Một con lắc đơn gồm một vật nhỏ có khối lượng m = 2g và một dây treo mảnh, chiều dài l, được kích thích cho dao động điều hòa.trong khoảng thời gian Δt con lắc thực hiện được 40 dao động. Khi tăng chiều dài con lắc thêm một đoạn bằng 7,9 cm, thì cũng trong khoảng thời gian Δt nó thực hiện được 39 dao động. Lấy gia tốc trọng trường g=9,8m/s2 .Để con lắc với chiều dài l’ có cùng chu kỳ dao động như con lắc chiều dài l, người ta truyền cho vật điện tích rồi cho nó dao động điều hòa trong một điện trường đều có đường sức thẳng đứng. Độ lớn của vectơ cường độ điện trường là 0,5.108 qC .
A. 4,2.105V m
B. 2,4.105/ V m
C. 2,04.105 / V m
D. 4,02.105 / V m

TA có : [tex](\frac{T1}{T2})^{2}=(\frac{N2}{N1})^{2}=\frac{L1}{L1+7,9}[/tex]

====>[tex]\frac{1521}{1600}=\frac{L1}{L1+7,9}[/tex] ==>L1=152,1cm

Mặt khác để T1=T2 ==>[tex](\frac{T1}{T2})^{2}=\frac{L1}{g}.\frac{g+\frac{qE}{m}}{L2}=1[/tex]

===>[tex]gL2=L1(g+\frac{qE}{m})[/tex] <---> 0,079.9,8= [tex]1,521.\frac{q.E}{2.10^{-3}}[/tex]

====>E= ... (C=??? vậy trời ghi trả rõ ràng ) ĐA là B hoặc C ấy tự dò lại C ra đa




Tiêu đề: Trả lời: Bài tập về con lắc đơn và vân trùng cần được giúp đỡ
Gửi bởi: AriesLeo trong 07:06:51 pm Ngày 28 Tháng Sáu, 2012
Bài 1: Trong thí nghiệm Iang, có a=0,8mm.D=1,2 m.Chiếu đồng thời 2 bức xaλ 1=0,75μm và λ2=0,45μm vào 2 khe.Vị trí trùng nhau của các vận tối của 2 bức xạ trên màn:
A.0,225(k+1/2) mm
B.2(2k+1)
C.0,375(k+1/2)
D.1,6875(2k+1)
Mong thầy/cô và các bạn giúp em giải 2 bài tập trên, em xin cảm ơn.


Vị trí 2 vân tối trùng nhau : (k1+1/2)i1=(k2+1/2)i2
[tex]\Rightarrow (k_{1}+\frac{1}{2})\lambda _{1}=(k_{2}+\frac{1}{2})\lambda _{2} \Rightarrow k_{2}=\frac{5}{3}k_{1}+\frac{1}{3}[/tex]
do k2 nguyên nên chọn k1=3k+1 (với k là số nguyên)
=>vị trí vân tối trùng nhau: x=(k1+1/2)i1=(3k+3/2)[tex]\frac{\lambda _{1}D}{a}[/tex] => đáp số cần tìm ( câu  C) :D