Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: Quỷ Lệ. trong 06:53:26 pm Ngày 24 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=10597



Tiêu đề: Bài điện xoay chiều cần giải đáp.
Gửi bởi: Quỷ Lệ. trong 06:53:26 pm Ngày 24 Tháng Sáu, 2012
1.Một MBT lõi đối xứng gồm 3 nhánh có tiết diện bằng nhau , 2 nhánh được cuốn 2 cuộn dây.Khi mắc 1 HDT XC vào một cuộn thì các đường sức do nó sinh ra không bị thoát ra ngoài và được chia đều cho 2 nhánh còn lại.Khi mắc cuộn 1 vào một HDT XC có giá trị HD là 240V thì cuộn 2 để hở có HDT U2 .Hỏi khi mắc vào cuộn 2 một HDT U2 thì ở cuộn 1 để hở có HDT bao nhiêu? Biết rằng điện trở của các cuộn dây không đáng kể.
A.30
B.40
C.60
D.120

2.Dòng điện XC chạy trong dây dẫn có biểu thức i=2can2sin(100pi.t+phi)A .Điện lượng chuyển qua tiết diện của dây dẫn trong 1/4 chu kì kể từ lúc dòng điện bằng không là:
A.0,007C
B.0,009C
C.0,006C
D.0,004C

3.Một mạch dđ LC lí tưởng có tần số dđ riêng fo=90MHz.Mạch này nối với một anten để thu sóng điện từ.Giả sử 2 sóng điện từ có cùng năng lượng nhưng có các tần số tương ứng f1=88MHz và f2=95MHz truyền vào anten.Gọi biên độ dđ của mạch ứng với 2 tần số này là I1 , I2 Khi đó
A.I1>I2
B.I1<I2
C.I1=I2
D.Sóng nào sớm pha hơn thì I lướn hơn.


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều cần giải đáp.
Gửi bởi: hoathekiet trong 07:26:11 pm Ngày 24 Tháng Sáu, 2012

3.Một mạch dđ LC lí tưởng có tần số dđ riêng fo=90MHz.Mạch này nối với một anten để thu sóng điện từ.Giả sử 2 sóng điện từ có cùng năng lượng nhưng có các tần số tương ứng f1=88MHz và f2=95MHz truyền vào anten.Gọi biên độ dđ của mạch ứng với 2 tần số này là I1 , I2 Khi đó
A.I1>I2
B.I1<I2
C.I1=I2
D.Sóng nào sớm pha hơn thì I lướn hơn.
f nào gần fo hơn thì dao động với biên độ lớn hơn. Do đó I1>I2


Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều cần giải đáp.
Gửi bởi: traugia trong 09:01:48 pm Ngày 24 Tháng Sáu, 2012
2.Dòng điện XC chạy trong dây dẫn có biểu thức i=2can2sin(100pi.t+phi)A .Điện lượng chuyển qua tiết diện của dây dẫn trong 1/4 chu kì kể từ lúc dòng điện bằng không là:
A.0,007C
B.0,009C
C.0,006C
D.0,004C
Cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức: [tex]i =2\sqrt{2}sin(100\pi t +\varphi ) (A)[/tex]
Trong 1/4 chu kì dòng điện có độ lớn biến thiên từ i = 0 đến độ lớn cực đại [tex]i =2\sqrt{2}(A)[/tex]
=> điện tích (giả sử trên 1 bản tụ ) giảm từ q = Q0 = [tex]\frac{I_{0}}{\omega } = \frac{2\sqrt{2}}{100\pi}= 0,009 C[/tex] đến giá trị q = 0 => điện lượng chuyển qua tiết diện của dây dẫn là : [tex]\Delta q = Q_{0} = 0,009 C[/tex]
Bài này còn có thể tính điện lượng băng tích phân của cường độ theo thời gian từ thời điểm t1 (i =0) đến thời điểm t2 (i = I0).



Tiêu đề: Trả lời: Bài điện xoay chiều cần giải đáp.
Gửi bởi: Quỷ Lệ. trong 10:47:43 pm Ngày 24 Tháng Sáu, 2012
2.Dòng điện XC chạy trong dây dẫn có biểu thức i=2can2sin(100pi.t+phi)A .Điện lượng chuyển qua tiết diện của dây dẫn trong 1/4 chu kì kể từ lúc dòng điện bằng không là:
A.0,007C
B.0,009C
C.0,006C
D.0,004C
Cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức: [tex]i =2\sqrt{2}sin(100\pi t +\varphi ) (A)[/tex]
Trong 1/4 chu kì dòng điện có độ lớn biến thiên từ i = 0 đến độ lớn cực đại [tex]i =2\sqrt{2}(A)[/tex]
=> điện tích (giả sử trên 1 bản tụ ) giảm từ q = Q0 = [tex]\frac{I_{0}}{\omega } = \frac{2\sqrt{2}}{100\pi}= 0,009 C[/tex] đến giá trị q = 0 => điện lượng chuyển qua tiết diện của dây dẫn là : [tex]\Delta q = Q_{0} = 0,009 C[/tex]
Bài này còn có thể tính điện lượng băng tích phân của cường độ theo thời gian từ thời điểm t1 (i =0) đến thời điểm t2 (i = I0).



Có thể dùng công thức [tex]q=\Delta i.\Delta t[/tex] không.