Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: truonglongmoto trong 02:05:33 pm Ngày 22 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=10474



Tiêu đề: Con lắc lò xo - Hiđro – Quang điện !
Gửi bởi: truonglongmoto trong 02:05:33 pm Ngày 22 Tháng Sáu, 2012
1.Một con lắc lò xo được đặt trên mặt phẳng nghiêng. Cho biết vật m=100g, độ cứng lò xok=10N/m. góc nghiêng α=60˚. Đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng 5cm rồi buông nhẹ. Do có ma sat nên sau 10 dao động vật ngừng lại. Lấy g=10 m/s2. Hệ số ma sat giữa vật và mặt phẳng nghiêng là:
A.0,025    B.0,25    C.0,125    D.0,0125

2.Trong nguyên tử hiđrô, electron chuyển động trên các quỹ đạo có bán kính dừng r=ro.n² ( với ro=0,53Aº và n=1,2,3...)Tốc độ của electron trên quỹ đạo dừng thứ hai là:
A.2,18.10^6      B.2,18.10^5     C.1,98.10^6    D.1,09.10^6

3.Một quả cầu được làm bằng kim loại có giới hạn quang điện 0,5μm. Bán kính 10cm được chiếu sáng bằng ánh sáng tia tử ngoại có bước sóng 0,3μm.(thực hiện thí nghiệm trong không khí).Cho k=10^9 Nm²/C². ĐIện tích cực đại mà quả cầu có thể tích được là:
A.184pC   B.Thiếu dữ kiện    C.1,84pC    D.18,4pC

Các thầy và các bạn giúp đỡ em với


Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo - Hiđro – Quang điện !
Gửi bởi: mark_bk99 trong 02:15:48 pm Ngày 22 Tháng Sáu, 2012

2.Trong nguyên tử hiđrô, electron chuyển động trên các quỹ đạo có bán kính dừng r=ro.n² ( với ro=0,53Aº và n=1,2,3...)Tốc độ của electron trên quỹ đạo dừng thứ hai là:
A.2,18.10^6      B.2,18.10^5     C.1,98.10^6    D.1,09.10^6


Vận tốc của e trên quỹ đạo thứ n được tính bằng công thức v=[tex]\sqrt{\frac{ke^{2}}{mr}}[/tex]
với r=4ro và k=9.109 thế vào ==>v=1,09*106 m/s



Tiêu đề: Trả lời: Con lắc lò xo - Hiđro – Quang điện !
Gửi bởi: mark_bk99 trong 02:27:10 pm Ngày 22 Tháng Sáu, 2012

3.Một quả cầu được làm bằng kim loại có giới hạn quang điện 0,5μm. Bán kính 10cm được chiếu sáng bằng ánh sáng tia tử ngoại có bước sóng 0,3μm.(thực hiện thí nghiệm trong không khí).Cho k=10^9 Nm²/C². ĐIện tích cực đại mà quả cầu có thể tích được là:
A.184pC   B.Thiếu dữ kiện    C.1,84pC    D.18,4pC


Ta có Điện thế cực đại mà quả cầu có thể tích được =V

Theo A.E ta có E=A+eV ===>V= (E-A)/e =1,65625 V

Điện tích cực đại =q , ta lại có V=[tex]\frac{kq}{R}[/tex] ==>q=[tex]\frac{VR}{k}[/tex]=1,84.10-11 C=18,4pC