Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: nhox_263 trong 12:29:58 am Ngày 17 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=10153



Tiêu đề: con lắc lò xo, con lắc đơn và dao động điều hòa
Gửi bởi: nhox_263 trong 12:29:58 am Ngày 17 Tháng Sáu, 2012
Câu 1:   Con lắc lò xo thẳng đứng, lò xo có độ cứng k = 100N/m, vật nặng có khối lượng  m = 1kg. Nâng vật lên cho lò xo có chiều dài tự nhiên rồi thả nhẹ để con lắc dao động. Bỏ qua mọi lực cản. Khi vật m tới vị trí thấp nhất thì nó tự động được gắn thêm vật [tex]m_{0}[/tex] = 500g một cách nhẹ nhàng. Chọn gốc thế năng là vị trí cân bằng. Lấy g = 10m/s2. Hỏi năng lượng dao động của hệ thay đổi một lượng bằng bao nhiêu?
A. Giảm 0,375J   B. Tăng 0,125J   C. Giảm 0,25J   D. Tăng 0,25J



Câu 2:   Một con lắc đơn dao động điều hòa trong thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8m/s2 với năng lượng dao động là 150mJ, gốc thế năng là vị trí cân bằng của quả nặng. Đúng lúc vận tốc của con lắc bằng không thì thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên với gia tốc 2,5m/s2. Con lắc sẽ tiếp tục dao động điều hòa trong thang máy với năng lượng dao động :
A. 150 mJ.   B. 129,5 mJ.   C. 111,7 mJ.   D. 188,3 mJ.



Câu 3:   Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng [tex]\alpha =30^{0}[/tex]. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thay đổi cùng với sự tăng khoảng cách x tính từ đỉnh mặt phẳng nghiêng theo qui luật [tex]\mu[/tex]= 0,1x. Vật dừng lại trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10m/s2. Thời gian kể từ lúc vật bắt đầu trượt cho tới khi dừng lại là.
A. t = 2,675s   B. t = 3,375s   C. t = 5,356s   D. t = 4,378s



Câu 4:   Cho N lò xo giống nhau có độ cứng [tex]k_{0}[/tex] và vật có khối lượng [tex]m_{0}[/tex]. Khi mắc vật  với một lò xo và cho dao động thì chu kỳ của hệ là [tex]T_{0}.[/tex] Để có hệ dao động có chu kỳ là  [tex]\frac{T_{0}}{\sqrt{2}}[/tex] thì cách mắc nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Cần 2 lò xo ghép song song và mắc với vật.   B. Cần 4 lò xo ghép song song và mắc với vật.
C. Cần 2 lò xo ghép nối tiếp và mắc với vật.   D. Cần 4 lò xo ghép nối tiếp và mắc với vật.



Câu 5:   Hai con lắc đơn cùng chiều dài và cùng khối lượng, các vật nặng coi là chất điểm, chúng được đặt ở cùng một nơi và trong điện trường đều E  có phương thẳng đứng hướng  xuống, gọi [tex]T_{0}[/tex] là chu kỳ chưa tích điện của mỗi con lắc, các vật nặng được tích điện là q1 và q2 thì chu kỳ trong điện trường tương ứng là T1 và T2, biết [tex]T_{1}=0,8T_{0}[/tex] và [tex]T_{2}=1,2T_{0}[/tex]. Tỉ số q1/q2 là:
A. 44/81.   B. -81/44.   C. -44/81.   D. 81/44.


MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH GIẢI MẤY BÀI NÀY NHÉ! CẢM ƠN MỌI NGƯỜI NHIỀU


Tiêu đề: Trả lời: con lắc lò xo, con lắc đơn và dao động điều hòa
Gửi bởi: ankenz trong 02:18:53 am Ngày 17 Tháng Sáu, 2012
Câu 2:   Một con lắc đơn dao động điều hòa trong thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8m/s2 với năng lượng dao động là 150mJ, gốc thế năng là vị trí cân bằng của quả nặng. Đúng lúc vận tốc của con lắc bằng không thì thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên với gia tốc 2,5m/s2. Con lắc sẽ tiếp tục dao động điều hòa trong thang máy với năng lượng dao động :
A. 150 mJ.   B. 129,5 mJ.   C. 111,7 mJ.   D. 188,3 mJ.
Ban đầu : W=1/2mgl[tex]\alpha o^{2}[/tex]=150
sau đó: Chuyển động nhanh dần đều đi lên nên gia tốc biểu kiến =g'=g+a=12,3
-->W'=mg'l[tex]\alpha o^{2}[/tex]

 
Lập tỷ W'/W =g'/g --->W'= W.g'/g=188,3 mJ


Tiêu đề: Trả lời: con lắc lò xo, con lắc đơn và dao động điều hòa
Gửi bởi: ankenz trong 02:21:32 am Ngày 17 Tháng Sáu, 2012
Câu 2: Con lắc lò xo thẳng đứng, lò xo có độ cứng k=100N/m, vật nặng có khối lượng m=1kg. Nâng vật nặng lên cho lò xo có chiều dài tự nhiên rồi thả nhẹ để con lắc dao động. Bỏ qua mọi lực cản. Khi vật m tới vị trí thấp nhất thì nó được tự động gắn thêm vât m1=500g một cách nhẹ nhàng. Chọn gốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy g=10. Hỏi năng lượng dao động của hệ thay đổi một lượng bao nhiêu?
A. Giảm 0,375J    B. Tăng 0,125J    C. Giảm 0,25J     D. Tăng 0,25J     

khi lò xo chỉ có m1, tại VTCB O lò xo dãn: [tex]\Delta l_0=\frac{m_1g}{k}=10cm = A[/tex]

khi lò xo gồm m1+m2, tại VTCB O', lò xo dãn: [tex]\Delta l_0'=\frac{(m_1+m_2)g}{k}=15cm[/tex]

O' nằm dưới O và cách O 15-10 = 5 cm.

khi vật m1 ở biên dưới thì cách O' 10-5 = 5 cm. Gắn thêm m2 mà không truyền vận tốc thì biên của hệ vật là A' = 5 cm

=> cơ năng giảm: [tex]\Delta W=\frac{1}{2}k(A^2-A'^2)=0,375J[/tex]





Tiêu đề: Trả lời: con lắc lò xo, con lắc đơn và dao động điều hòa
Gửi bởi: ankenz trong 02:27:32 am Ngày 17 Tháng Sáu, 2012




Câu 3:   Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng [tex]\alpha =30^{0}[/tex]. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thay đổi cùng với sự tăng khoảng cách x tính từ đỉnh mặt phẳng nghiêng theo qui luật [tex]\mu[/tex]= 0,1x. Vật dừng lại trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10m/s2. Thời gian kể từ lúc vật bắt đầu trượt cho tới khi dừng lại là.
A. t = 2,675s   B. t = 3,375s   C. t = 5,356s   D. t = 4,378s






MỌI NGƯỜI GIÚP MÌNH GIẢI MẤY BÀI NÀY NHÉ! CẢM ƠN MỌI NGƯỜI NHIỀU
bạn nên tìm trc khi hỏi, mấy bài này mấy bạn giải hết rồi, mất công ng khác tìm thay bạn thôi