Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: muasamac trong 12:10:59 pm Ngày 16 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=10117



Tiêu đề: LUYỆN THI ĐẠI HỌC Một số bài sóng
Gửi bởi: muasamac trong 12:10:59 pm Ngày 16 Tháng Sáu, 2012
Câu 1: Một sợi dây đàn hồi chiều dài l có một đầu cố định, một đầu tự do. Tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng fo. Tăng chiều dài thêm 1m thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 5 Hz . Giảm chiều dài bớt 1m thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 20 Hz. Giá trị của fo
A.10               B.7          C.9                 D.8
Câu 2: Một cái sáo (kín một đầu, một đầu hở) phát âm cơ bản là nốt nhạc La tần số 440 Hz. Ngoài âm cơ bản, tần số nhỏ nhất tính theo  Hz của các họa âm do sáo này phát ra:
A.1760            B.1320          C.88O        D.44O
Câu 3: Công suất âm thanh cực đại của một máy nghe nhạc gia đình là 10W . Cho rằng cứ truyền trên khoảng cách 1m, năng lượng âm bị giảm 5% so với lần đầu do sự hấp thụ của môi trường truyền âm. Nếu mở to hết cỡ thì mức cường độ âm ở khoảng cách 6m là:
A.102dB       B. 107dB           C.98dB         D.89dB
Mong thầy cô và các bạn giải giúp em, em xin chân thành cảm ơn.


Tiêu đề: Trả lời: LUYỆN THI ĐẠI HỌC Một số bài sóng
Gửi bởi: traugia trong 06:45:06 pm Ngày 16 Tháng Sáu, 2012
Câu 1: Một sợi dây đàn hồi chiều dài l có một đầu cố định, một đầu tự do. Tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng fo. Tăng chiều dài thêm 1m thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 5 Hz . Giảm chiều dài bớt 1m thì tần số dao động bé nhất để sợi dây có sóng dừng là 20 Hz. Giá trị của fo
A.10               B.7          C.9                 D.8

Dây có 1 đầu cố định và 1 đầu tự do nên tần số nhỏ nhất để có sóng dừng là :
          [tex]f_{0} = \frac{v}{4l}[/tex]
Khi tăng chiều dài thêm 1m ta có:
           [tex]f_{1} = \frac{v}{4l +4} = 5[/tex] (1)
Khi giảm chiều dài 1m ta có:
          [tex]f_{2} = \frac{v}{4l - 4} = 20[/tex] (2)
Giải hệ (1) và (2) ta được : v  = 160/3 (m/s) và l =  5/3 (m)
Vậy f0 = 8 Hz


Tiêu đề: Trả lời: LUYỆN THI ĐẠI HỌC Một số bài sóng
Gửi bởi: traugia trong 06:48:08 pm Ngày 16 Tháng Sáu, 2012

Câu 2: Một cái sáo (kín một đầu, một đầu hở) phát âm cơ bản là nốt nhạc La tần số 440 Hz. Ngoài âm cơ bản, tần số nhỏ nhất tính theo  Hz của các họa âm do sáo này phát ra:
A.1760            B.1320          C.88O        D.44O


Âm cơ bản là âm có tần số nhỏ nhất f0
Họa âm là các âm có tần số là bội số nguyên của tần số âm cơ bản : fn = nf0 với n = 2,3...
Vậy họa âm có tần số nhỏ nhất là f = 2.440 Hz = 880 Hz


Tiêu đề: Trả lời: LUYỆN THI ĐẠI HỌC Một số bài sóng
Gửi bởi: AriesLeo trong 06:51:47 pm Ngày 16 Tháng Sáu, 2012
Câu 2: Một cái sáo (kín một đầu, một đầu hở) phát âm cơ bản là nốt nhạc La tần số 440 Hz. Ngoài âm cơ bản, tần số nhỏ nhất tính theo  Hz của các họa âm do sáo này phát ra:
A.1760            B.1320          C.88O        D.44O
Mong thầy cô và các bạn giải giúp em, em xin chân thành cảm ơn.
l=[tex]\frac{v}{4f_{0}}[/tex] (1)
gọi tần số nhỏ nhất ngoài âm cơ bản là f ta có l=[tex](1+\frac{1}{2})\frac{v}{2f}[/tex] (2)
Từ đó suy ra f



Tiêu đề: Trả lời: LUYỆN THI ĐẠI HỌC Một số bài sóng
Gửi bởi: traugia trong 06:57:19 pm Ngày 16 Tháng Sáu, 2012

Câu 3: Công suất âm thanh cực đại của một máy nghe nhạc gia đình là 10W . Cho rằng cứ truyền trên khoảng cách 1m, năng lượng âm bị giảm 5% so với lần đầu do sự hấp thụ của môi trường truyền âm. Nếu mở to hết cỡ thì mức cường độ âm ở khoảng cách 6m là:
A.102dB       B. 107dB           C.98dB         D.89dB

Ở khoảng cách 6 m so với nguồn âm thì năng lượng âm giảm 30% nghĩa là còn lại 70%
=> Nếu công suất của nguồn âm là 10W thì khi ở khoảng cách 6m công suất âm còn lại là P =7W
=> Cường độ âm tại 1 điểm cách nguồn âm 6m là : I =[tex]\frac{P}{4\pi R^{2}} = 0,01547 (W/m^{2})[/tex]
Mức cường độ âm là : [tex]L = 10log\frac{I}{I_{0}} = 10log\frac{0,01547}{10^{-12}}\approx 102 dB[/tex]