Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => VẬT LÝ 12 => Tác giả chủ đề:: truonglongmoto trong 11:06:42 am Ngày 15 Tháng Sáu, 2012

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=10041



Tiêu đề: ĐIện xoay chiều khó.
Gửi bởi: truonglongmoto trong 11:06:42 am Ngày 15 Tháng Sáu, 2012
Bài 1: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng, tần số, pha ban đầu không đổi vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R1, cuộn cảm thuần L1 và tụ điện C1 thì cường độ dòng điện tức thời trong mạch là i1=2cos(ωt-π/12). Nếu đặt điện áp đó vào đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R1, cuộn cảm thuần L2 và tụ điện C2 thì cương độ dòng điện tức thời trong mạch là i2=2cos( ωt+5π/12). Nếu đặt điện áp đó vào đoạn mạch gồm 6 dụng cụ R1, R2, L1, L2, C1, C2 mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện tức thời qua mạch là:
A.i=4cos( ωt+π/6)           B.i=2can2cos( ωt+π/6)
C.i=2can2cos( ωt+π/4)    C.i=4cos( ωt+π/4)

Bài 2: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số f thay đổi được vào đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp với tụ điện C. Điều chỉnh f=f1=50Hz, khi đện áp tức thời hai đầu đoạn mạch có giá trị u=-40V thì điện áp tức thời hai đầu cuộn cảm là uL1=10V. Điều chỉnh f=125Hz, khi điện áp tức thời hai đầu mạch có giá trị u2=-40V thì điện áp tức thời hai đầu cuộn cảm là:
A.uL2=160V    B.uL2=-200V     C.uL2=-160V    D.uL2=80V

Các thầy và các bạn giúp với


Tiêu đề: Trả lời: ĐIện xoay chiều khó.
Gửi bởi: Quang Dương trong 03:29:24 pm Ngày 15 Tháng Sáu, 2012
Bài 1: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng, tần số, pha ban đầu không đổi vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R1, cuộn cảm thuần L1 và tụ điện C1 thì cường độ dòng điện tức thời trong mạch là i1=2cos(ωt-π/12). Nếu đặt điện áp đó vào đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R1, cuộn cảm thuần L2 và tụ điện C2 thì cương độ dòng điện tức thời trong mạch là i2=2cos( ωt+5π/12). Nếu đặt điện áp đó vào đoạn mạch gồm 6 dụng cụ R1, R2, L1, L2, C1, C2 mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện tức thời qua mạch là:
A.i=4cos( ωt+π/6)           B.i=2can2cos( ωt+π/6)
C.i=2can2cos( ωt+π/4)    C.i=4cos( ωt+π/4)

Các thầy và các bạn giúp với

Từ giả thiết ta có tổng trở hai đoạn mạch bằng nhau ; hai dòng điện I1 vuông pha với I2!

[tex]I_{01} = I_{02} = \frac{U_{0}}{Z_{1}}[/tex]

Xem mạch gồm 6 dụng cụ R1, R2, L1, L2, C1, C2 mắc nối tiếp là hai đoạn mạch trên mắc nối tiếp thì điện áp hai đầu mỗi đoạn mạch có giá trị hiệu dụng như nhau và chúng vuông pha nhau. Biên độ điện áp hai đầu mạch

[tex]U_{0} = \sqrt{U_{01}^{2}+U_{02}^{2}} = U_{01}\sqrt{2}[/tex]

Biên độ cường độ qua mạch : [tex]I_{0} = \frac{U_{01}}{Z_{1}} = \frac{U_{0}}{Z_{1}}\frac{1}{\sqrt{2}} = \frac{I_{01}}{\sqrt{2}} = \sqrt{2}A[/tex]

Không có đáp án đúng !




Tiêu đề: Trả lời: ĐIện xoay chiều khó.
Gửi bởi: Quang Dương trong 03:19:51 pm Ngày 18 Tháng Sáu, 2012

Bài 2: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số f thay đổi được vào đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp với tụ điện C. Điều chỉnh f=f1=50Hz, khi đện áp tức thời hai đầu đoạn mạch có giá trị u=-40V thì điện áp tức thời hai đầu cuộn cảm là uL1=10V. Điều chỉnh f=125Hz, khi điện áp tức thời hai đầu mạch có giá trị u2=-40V thì điện áp tức thời hai đầu cuộn cảm là:
A.uL2=160V    B.uL2=-200V     C.uL2=-160V    D.uL2=80V

Các thầy và các bạn giúp với

Ta có uL luôn ngược pha với uC .

Khi f = f1 , theo gt : u1 = uL1 + uC1 = - 40 = 10 + uC => uC1 = - 50V = -5uL1 , do đó ZC = 5 ZL

Khi f = f2 = 2,5 f1 , ta có  Z'L = 2,5ZL = ZC/2 và Z'C = ZC / 2,5 =>  Z'L = 1,25Z'C => u'C2 = - 0,8u'L2

Do đó u2 = u'L2 + u'C2 = 0,2u'L2 => u'L2 = 5 u2 = -200V


Tiêu đề: Trả lời: ĐIện xoay chiều khó.
Gửi bởi: qvd4081 trong 05:38:56 pm Ngày 18 Tháng Sáu, 2012
Thầy ơi .I1 và I2 vuông pha nhau thì I tổng hợp của nó phải là
 [tex]I^{2}[/tex]
= [tex]I1^{2} + I2^{2}[/tex]  chứ ?
  Mà  ta thây' I1= I2 nên I  lệch pha 45 độ .
vậy đa là 
[tex]I^{2 }[/tex] = [tex]2\sqrt{2}[/tex] cos (omega+pi/4) .