Đặng Đình Ngọc - 552 lượt tải
Để download tài liệu Bài 3: Công của lực điện - Điện thế, hiệu điện thế các bạn click vào nút download bên dưới.
Mời bạn truy cập vào kho download tài nguyên với thư viện giáo án điện tử, thư viện đề kiểm tra - trắc nghiệm và nhiều tài nguyên quý giá khác nữa.
Nếu bạn thích tài liệu Bài 3: Công của lực điện - Điện thế, hiệu điện thế , click nút "Cảm ơn" hoặc "Thích" và chia sẻ cho bạn bè mình.
► Like TVVL trên Facebook nhé! |
||||||||
|
Chú ý:
- Có thể font chữ sẽ không hiển thị đúng, bạn nên click nút download để tải về máy đọc cho hoàn thiện.
- Download bộ font .VnTimes, VNI-Times đầy đủ nếu máy bạn chưa có đủ font tiếng Việt.
Bài 3: Công của lực điện – Hiệu điện thế - Tụ điện
***
Cần nhớ
1. Công của lực điện
- ĐN: Là năng lượng trao đổi giữa lực điện và điện tích.
- CT:
+ d: là hình chiếu của quãng đường MN trên phương của
- Đặc điểm: không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.
- Đơn vi: Jun: J
- Mối liên hệ giữa công và độ biến thiên động năng: AMN = WdM – WdN.
- Thế năng: Thế năng của một điện tích q tại điểm M trong điện trường là năng lượng dự trữ của điện trường tại điểm đó.
+ CT: WtM = AM = VMq
+ Mối liên hệ giữa công và độ biến thiên thế năng: AMN = WtM – WtN.
+ Đơn vi: Jun: J
2. Điện thế - Hiệu điện thế
- Điện thế: Điện thế tại một điểm M đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt tại đó một điện tích q: VM =
.
+ Đơn vị: V
- Hiệu điện thế: Hiệu điện thế giữa hai điểm đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia: UMN = VM – VN =
+ Đơn vị của điện thế và hiệu điện thế là vôn (V).
+ Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường: U = Ed.
3. Tụ điện
- Tụ điện là dụng cụ thường dùng để tích và phóng điện trong mạch điện. Cấu tạo của tụ điện phẵng gồm hai bản kim loại phẵng đặt song song với nhau và ngăn cách bằng lớp điện môi.
- Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định: C =
- Đơn vị điện dung là fara (F).
- Khi tụ điện tích điện thì điện trường trong tụ điện sẽ dự trữ một năng lượng. Đó là năng lượng điện trường.
Bài tập mẫu
1. Công của lực điện.
Bài 1: Một electron di chuyển được đoạn đường 1 cm từ bản âm tới bản dương, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Hỏi công của lực điện bằng bao nhiêu? Điện tích của điện tử là e = - 1,6.10-19 C.
Bài 2: Một proton di chuyển được đoạn đường 2 cm từ bản dương tới bản âm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 2000 V/m. Hỏi công của lực điện bằng bao nhiêu? Điện tích của proton là p = 1,6.10-19 C.
Bài 3: Khi electron di chuyển dọc theo đường sức của một điện trường đều trên đoạn đường S = 10 cm từ bản dương tới bản âm thì lực điện thực hiện một công cản A = -8.10-17 J. Điện tích của điện tử là e = - 1,6.10-19 C. Tính cường độ điện trường.
Bài 4: Một e chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường
E = 100 V/m. Vận tốc ban đầu của e bằng 300 km/s. Khối lượng của e là 9,1.10-31 Kg. Từ lúc bắt đầu chuyển động đến lúc vận tốc của e bằng không thì
a) Tính công mà điện trường đã thực hiện ?
b) Tính quãng đường mà e đã di chuyển ?
Bài 5: Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính động năng của electron khi nó đến đập vào bản dương.
Bài 6: Một proton được thả không vận tốc đầu ở sát bản dương, trong điện trường đều giữa 2 bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa 2 bản là 2000 V/m. Khoảng cách giữa 2 bản là 2cm. Hãy tính động năng của proton khi nó va chạm bản âm ?
Bài 7: Một electron bay từ bản dương sang bản âm trong điện trường đều của một tụ điện phẳng, theo một đường thẳng MN dài 2 cm, có phương làm với phương đường sức điện một góc 600. Biết cường độ điện trường trong tụ điện là 1000 V/m. Công của lực điện trong dịch chuyển này là bao nhiêu?
Bài 8: Một điện tích q = 4.10-8 C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ E = 100 V/m theo đoạn AB dài 20 cm và vectơ độ dời AB làm với các đường sức điện một góc 300. Tính công của lực điện làm điện tích di chuyển từ A đến B.
Bài 9: Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A có thế năng tĩnh điện 3 J đến một điểm B thì lực điện sinh công 2 J. Tính thế năng tĩnh điện của q tại B sẽ là bao nhiêu?
Bài 10: Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A có thế năng tĩnh điện 10 J đến một điểm B có thế năng là 3J thì lực điện sinh công bao nhiêu?
2. Điện thế - Hiệu điện thế
Bài 1: Một electron bay từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điện thế UMN = 100 V. Công mà lực điện sinh ra sẽ là bao nhiêu?
Bài 2: Khi một điện tích q = -2 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công -6 J, hiệu điện thế UMN là bao nhiêu?
Bài 3: Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15 (kg), mang điện tích 4,8.10-18 (C), nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu, cách nhau một khoảng 2 (cm). Lấy g = 10 (m/s2). Hiệu điện thế đặt vào hai tấm kim loại đó là bao nhiêu?
Bài 4: Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,1 mg, nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy g = 10 m/s2.
Bài 5: Cho ba bản kim loại phẳng tích điện 1, 2, 3 đặt song song lần lượt nhau cách nhau những khoảng d12 = 5cm, d23 = 8cm, bản 1 và 3 tích điện dương, bản 2 tích điện âm. E12 = 4.104V/m, E23 = 5.104V/m, tính điện thế V2, V3 của các bản 2 và 3 nếu lấy gốc điện thế ở bản 1.
3. Tụ điện
Bài 1: Một tụ điện phẳng không khí có điện dung 1000 pF và khoảng cách giữa hai bản là d = 1 mm. Tích điện cho tụ điện dưới hiệu điện thế 60 V. Tính điện tích của tụ điện và cường độ điện trường trong tụ điện.
Bài 2: Một tụ điện không khí có điện dung 40 pF và khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính điện tích tối đa có thể tích cho tụ, biết rằng khi cường độ điện trường trong không khí lên đến 3.106 V/m thì không khí sẽ trở thành dẫn điện.
Bài 3: Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 µF – 200 V.
a) Nối hai bản của tụ điện với một hiệu điện thế 120 V. Tính điện tích của tụ điện
b) Tính điện tích tối đa mà tụ điện tích được.
c) Tính năng lượng trong tụ điện.
Luyện tập 1
1. Công của lực điện
Bài 1: Một proton di chuyển được đoạn đường 4 cm từ bản dương tới bản âm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Hỏi công của lực điện bằng bao nhiêu? Điện tích của proton là p = 1,6.10-19 C.
Bài 2: Khi một điện tích q = -2 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công – 6 J. Hỏi khoảng cách từ điểm M đến N bằng bao nhiêu? Biết rằng điện trường giữa 2 bản là đều và có giá trị E = 200 V/m.
Bài 3: Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính động năng của electron khi nó đến đấp vào bản dương.
Bài 4: Hai điểm M và N nằm trên đường sức của một điện trường đều có E = 2 kV/m. Chiều đường sức từ M đến N. Khoảng cách MN = 4 cm. Proton chuyển động không vận tốc ban đầu từ M khi đến N có vận tốc là bao nhiêu? Điện tích và khối lượng của proton là p = 1,6.10-19 C và mp = 1,67. 10−27 kg.
Bài 5: Điện trường đều giữa hai bản kim loại đặt song song, đặt cách nhau d = 4 cm, có cường độ E = 8 kV/m. Điện tích q = - 5
C, m = 10-5 kg tách ra từ bản âm (v0 = 0) khi tới bản dương có vận tốc là bao nhiêu?
Bài 6: Hai bản kim loại phẵng song song mang điện tích trái dấu được đặt cách nhau 2 cm. Cường độ điện trường giữa hai bản bằng 3000 V/m. Sát bề mặt bản mang điện dương, người ta đặt một hạt mang điện dương q0 = 1,2.10-2 C, khối lượng m = 4,5.10-6 g.Tính:
a) Công của điện trường khi hạt mang điện chuyển động từ bản dương sang bản âm.
b) Vận tốc của hạt mang điện khi nó đập vào bản mang điện âm.
Bài 7: Một điện tích q = 4.10-8 C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ E = 100 V/m theo đoạn BC dài 40 cm và véctơ độ dời BC làm với các đường sức điện một góc 1200. Tính công của lực điện làm điện tích di chuyển từ B đến C
Bài 8: Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A có thế năng tĩnh điện 2,5 J đến một điểm B thì lực điện sinh công 1,5 J. Tính thế năng tĩnh điện của q tại B sẽ là bao nhiêu?
Bài 9: Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A có thế năng tĩnh điện 5 J đến một điểm B có thế năng là 2J thì lực điện sinh công bao nhiêu?
2. Điện thế - Hiệu điện thế
Bài 1: Khi một điện tích q -3 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công 9 J. Hỏi hiệu điện thế UMN có giá trị bằng bao nhiêu?
Bài 2: Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,05 mg, lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là 220 V. Khoảng cách giữa hai bản là 0,5 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy g = 10 m/s2.
Bài 3: Một quả cầu kim loại khối lượng 4,5.10-3kg treo vào đầu một sợi dây dài 1m, quả cầu nằm giữa hai tấm kim loại phẳng song song thẳng đứng cách nhau 4cm, đặt hiệu điện thế giữa hai tấm là 750V, thì quả cầu lệch 1cm ra khỏi vị trí ban đầu, lấy g = 10m/s2. Tính điện tích của quả cầu.
Bài 4: Một hạt bụi khối lượng 1g mang điện tích - 1μC nằm yên cân bằng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng nằm ngang tích điện trái dấu có độ lớn bằng nhau. Khoảng cách giữa hai bản là 2cm, lấy g = 10m/s2. Tính hiệu điện thế giữa hai bản kim loại phẳng trên.
Bài 5: Cho ba bản kim loại phẳng tích điện A, B, C đặt song song như hình vẽ. Cho AB = 5 cm, BC = 8 cm. Coi điện trường giữa các bản là đều, , có độ lớn EAB = 4.104 V/m, ECB = 5.104 V/m. Tính hiệu điện thế VB, VC của các bản B và C nếu lấy gốc điện thế là điện thế của bản A.
3. Tụ điện
Bài 1: Trên vỏ một tụ điện có ghi 10 µF – 150V.
a) Nối hai bản của tụ điện với một hiệu điện thế 100 V. Tính điện tích và năng lượng của tụ điện
b) Tính điện tích tối đa mà tụ điện tích được.
Bài 2: Trên vỏ một tụ điện có ghi 30 µF – 100V.
a) Nối hai bản của tụ điện với một hiệu điện thế 50 V. Tính điện tích của tụ điện
b) Tính điện tích tối đa mà tụ điện tích được.
c) Tính năng lượng trong tụ điện
luyện tập 2
1. Công của lực điện
Câu 1. Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho
A. khả năng tác dụng lực của điện trường.
B. phương chiều của cường độ điện trường.
C. khả năng sinh công của điện trường.
D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.
Câu 2. Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường
A. âm. B. dương.
C. bằng không.D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Câu 3. Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A có thế năng tĩnh điện 2,5 J đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5 J. Tính thế năng tĩnh điện của q tại B sẽ là
A. -2,5 J B. -5 J C. 5 J D. 0 J
Câu 4. Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 200V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của electron là 9,1.10-31kg. Tại lúc vận tốc bằng không thì nó đã đi được đoạn đường bao nhiêu ?
A. 5,12 mm B. 2,56 mm C. 1,28 mm D. 10,24 mm
Câu 5. Tìm phát biểu đúng về mối quan hệ giữa công của lực điện và thế năng tĩnh điện
A. Công của lực điện cũng là thế năng tĩnh điện
B. Công của lực điện là số đo độ biến thiên thế năng tĩnh điện
C. Lực điện thực hiện công dương thì thế năng tĩnh điện tăng
D. Lực điện thực hiện công âm thì thế năng tĩnh điện giảm
Câu 6. Một electron bay từ bản âm sang bản dương của tụ điện phẳng. Điện trường giữa hai bản tụ có cường độ 9.104 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là d = 7,2 cm. Khối lượng của e là 9,1.10-31kg. Vận tốc đầu của electron là không. Vận tốc của electron khi tới bản dương của tụ điện là
A. 4,77.107 m/s B. 3,65.107 m/s C. 4,01.106 m/s D. 3,92.107 m/s
Câu 7. Một electron chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ 364 V/m. Electron xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106 m/s. Electron đi được quãng đường dài bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng không ?
A. 8 cm B. 10 cm C. 9 cm D. 11 cm
ĐÁP ÁN
1C
2A
3D
4C
5B
6A
7A
2. Điện thế - Hiệu điện thế
Câu 1. Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
A. không đổi. B. tăng gấp đôi. C. giảm một nửa. D. tăng gấp 4.
Câu 2. Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
A. 1 J.C. B. 1 J/C. C. 1 N/C. D. 1 J/N.
Câu 3. Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường.
B. Đơn vị của hiệu điện thế là V/C.
C. Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó.
D. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của hai điểm đó.
Câu 4. Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức
A. U = E.d. B. U = E/d. C. U = q.E.d. D. U = q.E/q.
Câu 5. Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 4 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế là
A. 8 V. B. 10 V. C. 15 V. D. 22,5 V.
Câu 6. Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 2m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m2. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là
A. 500 V. B. 1000 V.
C. 2000 V. D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Câu 7. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 200 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là
A. 5000 V/m. B. 50 V/m. C. 800 V/m. D. 80 V/m.
Câu 8. Trong một điện trường đều, điểm A cách điểm B 1m, cách điểm C 2 m. Nếu UAB = 10 V thì UAC bằng
A. 20 V. B. 40 V.
C. 5 V. D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Câu 9. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2μC từ A đến B là 4 mJ. UAB bằng
A. 2 V. B. 2000 V. C. – 8 V. D. – 2000 V.
Câu 10. Điện thế là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về
A. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
B. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
C. khả năng tác dụng lực tại một điểm.
D. khả năng sinh công tại một điểm.
Câu 11. Khi UAB > 0, ta có:
A. Điện thế ở A thấp hơn điện thế tại B.
B. Điện thế ở A bằng điện thế ở B.
C. Dòng điện chạy trong mạch AB theo chiều từ B → A.
D. Điện thế ở A cao hơn điện thế ở B.
Câu 12. Một điện tích q = 10-6 C di chuyển từ điểm A đến điểm B trong một điện trường, thì được năng lượng 2.10-4 J. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là
A. 200 V B. -40 V C. -20 V D. 400 V
Câu 13. Điện thế tại điểm M là VM = 9 V, tại điểm N là VN = 12 V, tại điểm Q là VQ = 6 V. Phép so sánh nào dưới đây sai ?
A. UMQ < UQM B. UMN = UQM C. UNQ > UMQ D. UNM > UQM
Câu 14. Ba điểm A, B, C tạo thành một tâm giác vuông tại C với AC = 3 cm, BC = 4 cm nằm trong một điện trường đều. Vec tơ cường độ điện trường E song song với AB, hướng từ A đến B và có độ lớn E = 5000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, C là:
A. UAC = 150 V B. UAC = 90 V C. UAC = 200 V D. UAC = 250 V
Câu 15. Cho ba bản kim loại phẳng tích điện A, B, C đặt song song như hình vẽ. Cho d1 = 5 cm, d2 = 8 cm. Coi điện trường giữa các bản là đều, có chiều như hình vẽ, có độ lớn E1 = 4.104 V/m, E2 = 5.104 V/m. Tính hiệu điện thế VB, VC của các bản B và C nếu lấy gốc điện thế là điện thế của bản A.
A. VB = -2000 V; VC = 2000 V B. VB = 2000 V; VC = -2000 V
C. VB = -1000 V; VC = 2000 V D. VB = -2000 V; VC = 1000 V
Câu 16. Hiệu điện thế giữa hai điểm C và D trong điện trường là UCD = 120 V. Công điện trường dịch chuyển electron từ C đến D là
A. -3,2.10-19 J B. 3,2.1017 J C. 19,2.1017 J D. -1,92.10-17 J
Câu 17. Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15 kg nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu. Điện tích của quả cầu đó bằng 4,8.10-18 C. Hai tấm kim loại cách nhau 2 cm. Hiệu điện thế đặt vào hai tấm đó là ( lấy g = 10 m/s2)
A. 172,5 V B. 127,5 V C. 145 V D. 165 V
Câu 18. Trong đèn hình của máy thu hình, các electron được tăng tốc bởi hiệu điện thế 25000 V. Hỏi khi electron đập vào màn hình thì vận tốc của nó bằng bao nhiêu ? Coi vận tốc ban đầu của electron nhỏ. Coi khối lượng của electron bằng 9,1.10-31 kg và không phụ thuộc vào vận tốc. Điện tích của electron bằng -1,6.10-19 C
A. 9,64.108 m/s B. 9,4.107 m/s C. 9.108 m/s D. 9,54.107 m/s
Câu 19. Có hai điện tích điểm q1 = 10-8 C và q2 = 4.10-8 C đặt cách nhau r = 12 cm. Tính điện thế của điện trường gây ra bởi hai điện tích trên tại điểm có cường độ điện trường bằng không.
A. 6750 V B. 6500 V C. 7560 V D. 6570 V
Câu 20. Hai điện tích điểm q1 = -1,7.10-8 C và q2 = 2.10-8 C nằm cách điện tích điểm q0 = 3.10-8 C những đoạn a1 = 2 cm và a2 = 5 cm. Cần phải thực hiện một công bằng bao nhiêu để đổi vị trí của q1 cho q2?
A. 3.10-4 J. B. -3.10-4 J. C. 2.10-5 J. D. -2.10-5 J.
Câu 21. Một proton bay theo phương của một đường sức điện. Lúc proton ở điểm A thì vận tốc của nó bằng 2,5.104 m/s. Khi bay đến B vận tốc của proton bằng không. Điện thế tại A bằng 500 V. Hỏi điện thế tại điểm B bằng bao nhiêu. Cho biết proton có khối lượng 1,67.10-27kg và có điện tích 1,6.10-19 C.
A. 302,5 V. B. 503,3 V. C. 450 V. D. 660 V.
Câu 22. Thế năng tĩnh điện của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -32.10-19 J. Mốc để tính thế năng tĩnh điện ở vô cực. Điện thế tại điểm M bằng:
A. -20 V B. 32 V C. 20 V D. -32 V
1A
2B
3B
4A
5C
6C
7A
8D
9D
10D
11D
12A
13A
14B
15A
16D
17B
18B
19A
20A
21B
22C
3. Tụ điện
Câu 1. Tụ điện là
A. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp dẫn điện.
B. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
D. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
Câu 2. Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?
A. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
B. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.
C. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.
D. hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm.
Câu 3. Để tích điện cho tụ điện, ta phải
A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế. B. cọ xát các bản tụ với nhau.
C. đặt tụ gần vật nhiễm điện. D. đặt tụ gần nguồn điện.
Câu 4. Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào không đúng?
A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.
C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).
D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
Câu 5. Fara là điện dung của một tụ điện mà
A. giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.
B. giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C.
C. giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
D. khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm.
Câu 6. 1 nF bằng
A. 10-9 F. B. 10-12 F. C. 10-6 F. D. 10-3 F.
Câu 7. Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. không đổi.
Câu 8. Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do
A. thay đổi điện môi trong lòng tụ.
B. thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ.
C. thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ.
D. thay đổi chất liệu làm các bản tụ.
Câu 9. Trong các công thức sau, công thức không phải để tính năng lượng điện trường trong tụ điện là
A. W = Q2/(2C). B. W = QU/2. C. W = CU2/2. D. W = C2/(2Q).
Câu 10. Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế hai đầu tụ giảm 2 lần thì năng lượng điện trường của tụ
A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần.
Câu 11. Với một tụ điện xác định, nếu muốn năng lượng điện trường của tụ tăng 4 lần thì phải tăng điện tích của tụ
A. tăng 16 lần. B. tăng 4 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi.
Câu 12. Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?
A. Giữa hai bản kim loại là sứ. B. Giữa hai bản kim loại là không khí.
C. Giữa hai bản kim loại là nước vôi. D. Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết.
Câu 13. Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là
A. 2.10-6 C. B. 16.10-6 C. C. 4.10-6 C. D. 8.10-6 C.
Câu 14. Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng 20.10-9 C. Điện dung của tụ là
A. 2 μF. B. 2 mF. C. 2 F. D. 2 nF.
Câu 15. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng
A. 50 μC. B. 1 μC. C. 5 μC. D. 0,8 μC.
Câu 16. Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 2V. Để tụ đó tích được điện lượng 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế
A. 500 mV. B. 0,05 V. C. 5V. D. 20 V.
Câu 17. Hai đầu tụ 20 μF có hiệu điện thế 5V thì năng lượng tụ tích được là
A. 0,25 mJ. B. 500 J. C. 50 mJ. D. 50 μJ.
Câu 18. Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế 10 V thì năng lượng của tụ là 10 mJ. Nếu muốn năng lượng của tụ là 22,5 mJ thì hai bản tụ phải có hiệu điện thế là
A. 15 V. B. 7,5 V. C. 20 V. D. 40 V.
Câu 19. Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 cm có một hiệu điện thế 10 V. Cường độ điện trường đều trong lòng tụ là
A. 100 V/m. B. 1 kV/m. C. 10 V/m. D. 0,01 V/m.
Câu 20. Một tụ điện có điện dung 5.10-6 F. Điện tích của tụ điện bằng 86µC. Hiệu điện thế trên hai bản tụ điện là
A. 47,2 V. B. 17,2 V. C. 37,2 V. D. 27,2 V.
Câu 21. Một tụ điện có điện dung 500pF được mắc vào hai cực của một máy phát điện có hiệu điện thế 220V. Điện tích của tụ điện là:
A. 11 µC. B. 1,1 µC. C. 0,11 µC. D. 1 µC.
Câu 22. Một tụ phẳng có các bản hình tròn bán kính 10 cm, khoảng cách và hiệu điện thế hai bản tụ là 1 cm; 108 V. Giữa hai bản là không khí. Điện tích của tụ điện là:
A. 3.10-7 C. B. 3.10-10 C. C. 3.10-8 C. D. 3.10-9 C.
Câu 23. Cho một tụ điện phẳng mà hai bản có dạng hình tròn bán kính 2 cm và đặt trong không khí. Hai bản cách nhau 2 mm. Có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu vào hai bản tụ điện đó ? Cho biết điện trường đánh thủng đối với không khí là 3.106 V/m.
A. 4500 V B. 6000 V C. 5000 V D. 6500 V
Câu 24. Hai bản tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính R = 60 cm, khoảng cách giữa các bản là d = 2mm. Giữa hai bản là không khí. Có thể tích điện cho tụ điện một điện tích lớn nhất là bao nhiêu để tụ điện không bị đánh thủng ? Biết rằng điện trường lớn nhất mà không khí chịu được là 3.105 V/m.
A. 3,0.10-7 C B. 3,6.10-6 C C. 3.10-6 C D. 3,6.10-7 C
Câu 25. Tụ phẳng không khí điện dung C = 2pF được tích điện ở hiệu điện thế U = 600 V. Điện tích Q của tụ là:
A. Q = -12.10-9 C. B. Q = 12.10-9 C. C. Q = 1,2.10-9 C. D. Q = -1,2.10-9 C.
Câu 26. Một tụ điện phẳng không khí có điện dung C = 6µF mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 10 V. Năng lượng điện trường trong tụ điện bằng:
A. 1,2.10-4 J B. 12.10-4 J C. 0,3.10-4 J D. 3.10-4 J
1B
2B
3A
4D
5A
6A
7D
8B
9D
10D
11C
12C
13D
14D
15C
16A
17A
18A
19B
20B
21C
22D
23B
24C
25C
26D
Thư ngỏ!
Kính chào các thầy cô giáo và các em học sinh!
Tài liệu này tôi đã sưu tầm và biên soạn rất cẩn thận. Đây là chương 1 lớp 10 trong bộ sách “ LUYỆN THI THPT QUỐC QIA “ đủ cả 3 khối do tôi sưu tầm và biên soạn.
Tài liệu tôi biên soạn rất công phu và cẩn thận về cả nội dung lẫn hình thức
- Nội dung:
+ Bám sát đề thi thpt quốc gia.
+ Phân dạng đầy đủ từ dễ đến khó.
+ Bài tập tự luyện gồm 2 phần: Tự luận và trắc nghiệm.
+ Lý thuyết tóm tắt dễ hiểu, trọng tâm, có hình vẽ minh hoạ.
- Hình thức:
+ Tóm tắt lý thuyết trọng tâm.
+ Bài tập mẫu: Đầy đủ các dạng bài.
+ Luyện tập 1: Lặp lại các dạng bài của bài tập mẫu ở dạng tự luận.
+ Luyện tập 2: Các bài trắc nghiêm đầy đủ dạng để các em bám sát hình thức thi của bộ.
+ Bài tập nâng cao: Các bài tập cho các em có mục tiêu ≥ 8.
- Tôi đã bỏ ra rất nhiều tâm sức cho việc biên soạn lên các thầy cố và các em học sinh có nhu cầu chia sẻ file World đẩy đủ chọn bộ thì liên hệ với tôi: Đặng Đình Ngọc – 086.888.7459.
- Chi phí:
+ Vật lý luyện thi thpt quốc gia – lớp 10 – 200k
+ Vật lý luyện thi thpt quốc gia – lớp 11-200k
+ Vật lý luyện thi thpt quốc gia – lớp 12-200k
+Chuyên đề vật lý thcs: 6,7,8,9 – 200k
+ 100 đề file word theo chuẩn cấu trúc đề minh hoạ 2021 các trường và sở-200k
+ Tài liệu tham khảo khác: 200k
Chúng tôi hiện có hơn 60 nghìn tài liệu để bạn tìm
Xem thêm |
![]() |
![]() Bài giảng của giáo sư Walter Lewin về con lắc
(2019-10-16) |
![]() Chương trình môn Vật lí mới: Nhiều nội dung Dự thảo giống môn KHTN: Có chủ đích hay sao chép?
(2019-09-09) |
![]() Khi bạn ném rác vào núi lửa thì chuyện gì xảy ra?
(2019-09-04) |
![]() Video Dải Ngân hà tuyệt đẹp, cho thấy Trái đất quay rõ ràng ra sao
(2019-09-03) |
![]() Ngày 15/05/2022 |
![]() Ngày 06/05/2022 |
![]() Ngày 06/05/2022 |
![]() Ngày 06/05/2022 |
![]() Ngày 06/05/2022 |