Đặng Đình Ngọc - 50 lượt tải
Để download tài liệu Bài 1. Nhận biết ánh sáng các bạn click vào nút download bên dưới.
Mời bạn truy cập vào kho download tài nguyên với thư viện giáo án điện tử, thư viện đề kiểm tra - trắc nghiệm và nhiều tài nguyên quý giá khác nữa.
Nếu bạn thích tài liệu Bài 1. Nhận biết ánh sáng , click nút "Cảm ơn" hoặc "Thích" và chia sẻ cho bạn bè mình.
Đây là bài đầu tiên của vật lý 7. ► Like TVVL trên Facebook nhé! |
||||||||
|
Mã nhúng hiện file trên blog của bạn: ![]() |
|
Cùng mục: Đề kiểm tra Lớp 7![]() Đề thi học kì 2 vật lý 7 (nguyễn tri phương huế 17 lượt tải về Tải lên bởi: ĐOÀN VĂN CƯNG Ngày tải lên: 22/04/2022 ![]() CHUYÊN ĐỀ BT VẬT LÍ 7 CB&NC - TẬP 2 400 lượt tải về Tải lên bởi: VẬT LÍ THẦY SĨ Ngày tải lên: 30/03/2021 ![]() Trọn bộ Lý thuyết và bài tập vật lí 7 2,980 lượt tải về Tải lên bởi: Quang Hưởng Ngày tải lên: 31/07/2019 ![]() TỔNG HỢP KIẾN THỨC VẬT LÝ LỚP 7 | CHƯƠNG I 2,733 lượt tải về Tải lên bởi: Thầy HUỲNH QUỐC KHÁNH Ngày tải lên: 24/07/2018 ![]() ![]() ![]() ![]() |
|
Cùng chia sẻ bởi: Đặng Đình Ngọc![]() Luyện thi đại học chương 1 - Điện tích. Điện trường- lý 11 - giải chi tiết 633 lượt tải về Tải lên bởi: Đặng Đình Ngọc Ngày tải lên: 25/11/2021 ![]() Công của lực điện - Điện thế.Hiệu điện thế- Tụ điện 138 lượt tải về Tải lên bởi: Đặng Đình Ngọc Ngày tải lên: 07/11/2021 ![]() Luyện thi 8,9,10- chương 1: Dao động cơ- có giải chi tiết 906 lượt tải về Tải lên bởi: Đặng Đình Ngọc Ngày tải lên: 07/11/2021 ![]() Bài 1: Sóng cơ và sự truyền sóng full dạng 1,055 lượt tải về Tải lên bởi: Đặng Đình Ngọc Ngày tải lên: 22/10/2021 ![]() ![]() ![]() ![]() Ôn tập chương 1 - dao động cơ - luyện thi thpt quốc gia 679 lượt tải về Tải lên bởi: Đặng Đình Ngọc Ngày tải lên: 22/10/2021 |
|
Chú ý:
- Có thể font chữ sẽ không hiển thị đúng, bạn nên click nút download để tải về máy đọc cho hoàn thiện.
- Download bộ font .VnTimes, VNI-Times đầy đủ nếu máy bạn chưa có đủ font tiếng Việt.
CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG.
NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
* Mắt chỉ có thể nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và gây cảm giác sáng.
* Chúng ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ nó truyền đến mắt ta.
* Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và nhứng vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
II/ VẬN DỤNG THỰC TẾ.
1/ Ta biết nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng. Vì thế ta thấy các vật như : Cây nến đang cháy; Mặt trời và đèn ống đang cháy sáng là nguồn sáng. Còn mảnh chai sáng lên nhờ có ánh nắng chiếu vào nên nó là vật sáng chứ không phải nguồn sáng.
2/ Khi ở trong phòng gỗ đóng kín mắt ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng vì không có ánh sáng chiếu vào mảnh giấy, do đó mảnh giấy không hắt ánh sáng truyền vào mắt ta.
3/ Ta nhìn thấy các vật xung quanh miếng bìa đen do vậy phân biệt được miếng bìa đen với các vật xung quanh nó.
4/ Gương không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
III/ BÀI TẬP.
1. CÂU HỎI TỰ LUẬN.
Câu 1: Những vật sau đây vật nào là nguồn sáng:
Bảng đen
Ngọn nến đang cháy
Ngọn nến
Mặt trăng
Mặt trời và các ngôi sao
Ảnh của chúng ta trong gương.
Câu 2: Tại sao ta không nhìn thấy các vật trong tủ khi đóng kín?
Câu 3: Vì sao khi đọc sách người ta thường ngồi nơi có ánh sáng thích hợp?
Câu 4: Tại sao khi đi trong đêm tối người ta sử dụng đèn pin hoặc đuốc sáng?
Câu 5: Tại sao cùng một loại mực, viết trên giấy trắng ta thấy rõ hơn khi viết trên giấy sẫm màu?
Câu 6: Vì sao trên đầu kim và các con số của đồng hồ người ta lại sơn “ Dạ quang”?
Câu 7: Tại sao trên mặt các đường nhựa ( màu đen) người ta lại sơn các vạch phân luồng bằng màu trắng ?
Câu 8: Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích câu tục ngữ: :” Tối như hũ nút”?
Câu 9: Tại sao trên các dụng cụ đo lường các vạch chỉ thị người ta lại sơn có màu sắc khác với dụng cụ?
Câu 10: Bằng cách nào để phân biệt những nơi có luồng ánh sáng của đèn pin và nơi không có luồng ánh sáng đi qua ( không để mắt nơi có ánh sáng đi qua).
HƯỚNG DẪN
Câu 1. Ta biết nguồn sáng là những phát ra ánh sáng. Do đó các vật như :
- Ngọn nến đang cháy
- Mặt trời và các ngôi sao
Câu 2. Mắt ta chỉ nhìn thấy những vật khi có ánh sáng truyền vào mắt. Khi các vật ở trong tủ đóng kín do đó không có ánh sáng truyền từ vật đến mắt chúng ta vì thế ta không thể nhìn thấy.
Câu 3.
Khi đọc sách ta thường ngồi nơi có ánh sáng thích hợp bởi:
Khi đọc sách nơi có ánh sáng quá mạnh thì ánh sáng hắt từ sách đến mắt nhiều làm cho mắt ta bị chói gây cảm giác khó chịu và làm mỏi mắt. Ngược lại nếu ngồi nơi ánh sáng yếu thì lượng ánh sáng hắt từ sách vào mắt yếu, mắt ta rất khó nhận thấy rõ các dòng chữ vì thế làm cho mắt rất căng thẳng. Nếu đọc trong những tình trạng nêu trên dễ làm hỏng mắt.
Câu 4. Khi dùng đèn pin hoặc đuốc sáng có tác dụng chiếu sáng các vật xung quanh. Khi đó các vật hắt ánh sáng vào mắt ta và ta phân biệt được lối đi dễ dàng.
Câu 5. Mực viết có màu đen (hoặc tối ) không hắt ánh sáng ( hoặc ít hắt) ánh sáng trở lại. Mắt ta phân biệt được chữ viết nhờ ánh sáng được hắt từ phần giấy trống đến mắt. Nên giấy trắng thì việc phân biệt rõ ràng hơn giấy nâu sẫm.
Câu 6. Chất dạ quang có khả năng phát ra ánh sáng, vì thế ban đêm ta có thể xem đồng hồ một cách dễ dàng.
Câu 7. Đường nhựa màu đen không phát và cũng không hắt lại ánh sáng. Màu trắng có khả năng hắt ánh sáng tốt khi có ánh sáng chiếu vào. Vì thế để phân biệt luồng đường một cách dễ dàng khi mọi người tham gia giao thông người ta sơn các vạch màu trắng.
Câu 8. Các vật đựng trong hũ nút kín ví thế không có ánh sáng từ đó đến mắt ta nên ta không thấy gì.
Câu 9. Các vật chỉ thị sơn khác màu để dễ phân biệt.
Câu 10. Khi ánh sáng phát ra từ đèn pin không truyền đến mắt thì ta không thể nhìn thấy và không phân biệt được nơi có ánh sáng chiếu vào hay không. Để phân biệt một cách dễ dàng ta lấy một nén hương đốt tạo khói. Khi khói bay qua chỗ có ánh sáng chiếu vào nó sẽ sáng lên và hắt ánh sáng đến mắt và chúng ta phân biệt được nơi có ánh sáng chiếu vào.
2. CÂU HỎI ĐÚNG SAI.
a) Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng.
b) Vật được chiếu sáng không phải là nguồn sáng.
c) Vật sáng gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng.
d) Mắt ta nhìn thấy mặt trăng vì mặt trăng tự nó phát ra ánh sáng.
e) Nhà cửa, cây cối, ngọn nến …….. là những vật sáng.
f) Nguồn sáng có đặc điểm là truyền ánh sáng đến mắt ta.
g) Vật được chiếu sáng là nguồn sáng.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Chọn câu đúng nhất: Những vật sau đây vật nào là nguồn sáng?
A. Bảng đenB. Ngọn nến đang cháy
C. Ngọn nếnD. Mặt trăng
Câu 2: Chọn câu đúng nhất: Chúng ta không nhìn thấy các vật trong tủ khi đóng kín là do:
A. Các vật không phát ra ánh sáng.B. Ánh sáng từ vật không truyền đi.
C. Ánh sáng không truyền được đến mắt taD. Vật không hắt ánh sáng vì tủ che chắn.
Câu 3: Khi đọc sách người ta thường ngồi nơi có ánh sáng thích hợp bởi vì:
Ánh sáng quá mạnh gây cảm giác chói làm mỏi mắt.
Ánh sáng yếu gây căng thẳng cho mắt
Ánh sáng thích hợp làm mắt ta không căng thẳng
Giúp mắt thoải mái khi đọc sách.
Các nhận định trên đều đúng.
Câu 4: Khi đi trong đêm tối người ta sử dụng đèn pin hoặc đuốc sáng bởi:
Khi được chiếu lối đi sáng lên.
Khi các vật sáng lên ta phân biệt được lối đi
Nếu không chiếu sáng ta không thể đi được.
Có thể tránh được các vũng nước.
Có thể tránh được các vật cản.
Chọn câu đúng nhất trong các câu trên.
Câu 5: Vì sao trên đầu kim và các con số của đồng hồ người ta lại sơn “ Dạ quang”? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Chất dạ quang giúp ta phân biệt giờ một cách dễ dàng .
Sơn các chất dạ quang để trang trí cho đồng hồ đẹp.
Ban đêm chất dạ quang phát sáng vì thế ta có thể biết giờ.
Sơn các chất dạ quang để bảo vệ kim và các con số của đồng hồ.
Chất dạ quang có thể hắt sáng tốt làm đồng hồ sáng lên.
Câu 6: Tại sao trên các dụng cụ đo lường các vạch chỉ thị người ta lại sơn có màu sắc khác với dụng cụ là nhằm:
Để trang trí các dụng cụ.
Để bảo vệ dụng cụ khi sử dụng nhiều
Để dễ phân biệt khi đo đạc.
Để gây hấp dẫn ngưòi đo đạc.
Đê gây chú ý khi tiến hành đo đạc.
Chon câu đúng nhất trong các câu trên.
Câu 7: Mắt chỉ nhì thấy vật khi:
Khi vật phát ra ánh sáng về các phía.
Khi ánh sáng từ vật truyền đi các phía.
Khi có ánh sáng truyền đến mắt ta.
Khi các vật được đốt cháy sáng.
Khi có ánh sáng từ vật phát ra thay đổi.
Chọn câu đúng trên các nhận định trên.
Câu 8: Chọn từ thích hợp điền khuyết hoàn chỉnh câu sau: Trong một môi trường trong suốt (1).... ánh sáng truyền theo.(2)......
Đáp án nào sau đây đúng:
A. (1) - không đổi ; (2) - đường thẳng.
B. (1) - thay đổi ; (2) - đường thẳng.
C. (1) - đồng tính ; (2) - đường thẳng.
D. (1) - đồng tính ; (2) - một đường thẳng.
C©u
A
B
C
D
E
C©u
A
B
C
D
E
1.16
x
1.20
x
1.17
x
1.21
x
1.18
x
1.22
x
1.19
x
1.23
x
Chúng tôi hiện có hơn 60 nghìn tài liệu để bạn tìm
Xem thêm |
![]() |
![]() Bài giảng của giáo sư Walter Lewin về con lắc
(2019-10-16) |
![]() Chương trình môn Vật lí mới: Nhiều nội dung Dự thảo giống môn KHTN: Có chủ đích hay sao chép?
(2019-09-09) |
![]() Khi bạn ném rác vào núi lửa thì chuyện gì xảy ra?
(2019-09-04) |
![]() Video Dải Ngân hà tuyệt đẹp, cho thấy Trái đất quay rõ ràng ra sao
(2019-09-03) |
![]() Ngày 29/06/2022 |
![]() Ngày 24/06/2022 |
![]() Ngày 23/06/2022 |
![]() Ngày 23/06/2022 |
![]() Ngày 23/06/2022 |