Thái Văn - 908 lượt tải
Chuyên mục: Ôn tập tổng hợp vật lý 10
Để download tài liệu Đề cương vật lý 10 HKII (LT & BT) các bạn click vào nút download bên dưới.
Mời bạn truy cập vào kho download tài nguyên với thư viện giáo án điện tử, thư viện đề kiểm tra - trắc nghiệm và nhiều tài nguyên quý giá khác nữa.
Nếu bạn thích tài liệu Đề cương vật lý 10 HKII (LT & BT) , click nút "Cảm ơn" hoặc "Thích" và chia sẻ cho bạn bè mình.
► Like TVVL trên Facebook nhé! |
||||||||
|
Mã nhúng hiện file trên blog của bạn: ![]() |
|
Cùng mục: Ôn tập tổng hợp vật lý 10![]() ![]() ![]() ![]() ![]() CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÍ 10 CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO - Chương 1 - Giải chi tiết - TN, TL, Đáp án 688 lượt tải về Tải lên bởi: Caricom007 Ngày tải lên: 15/10/2020 ![]() CHUYÊN ĐỀ GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ 10 - CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO - TẬP 1 678 lượt tải về Tải lên bởi: Caricom007 Ngày tải lên: 05/10/2020 ![]() ![]() |
|
Cùng chia sẻ bởi: Thái Văn![]() ![]() ![]() ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI TỈNH QUẢNG BÌNH 2017-2018 5,797 lượt tải về Tải lên bởi: Thái Văn Ngày tải lên: 29/03/2018 ![]() Hiện tượng quang điện trong. Pin quang điện 488 lượt tải về Tải lên bởi: Thái Văn Ngày tải lên: 23/03/2018 ![]() Hiện tượng quang điện trong. Pin quang điện 206 lượt tải về Tải lên bởi: Thái Văn Ngày tải lên: 21/03/2018 ![]() ![]() ![]() |
|
Chú ý:
- Có thể font chữ sẽ không hiển thị đúng, bạn nên click nút download để tải về máy đọc cho hoàn thiện.
- Download bộ font .VnTimes, VNI-Times đầy đủ nếu máy bạn chưa có đủ font tiếng Việt.
PHẦN A. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
CHƯƠNG IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Bài 1. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng
Động lượng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật.
Trong đó: p là động lượng của vật (kgm/s)
Độ biến thiên động lượng bằng xung lượng của lực:
Định luật bảo toàn động lượng:
Bài 2. Công. Công suất
1. Công: Công là đại lượng vô hướng được đo bằng tích số giữa lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển với cosin của góc tạo bởi hướng của lực và hướng dịch chuyển
2. Công suất: Công suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công trong một đơn vị thời gian:
Lưu ý: Nếu vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v thì công suất: P = Fv
Bài 3: Động năng. Thế năng
1. Động năng: Động năng là năng lượng mà vật có được do chuyển động.
2. Định lý động năng: Độ biến thiên động năng bằng tổng công của ngoại lực tác dụng lên vật.
3. Thế năng :
a. Thế năng trọng trường: là dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật. Thế năng trọng trường phụ thuộc vào vị trí của vật ở trong trọng trường:
b. Thế năng đàn hồi: Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
Bài 4. Cơ năng
1. Cơ năng: là năng lượng cơ học của chuyển động của vật. Ở mỗi trạng thái cơ học, cơ năng của vật chỉ có một giá trị bằng tổng động năng và thế năng tương tác của vật.
2. Sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường
Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng là một đại lượng được bảo toàn.
W = Wđ + Wt = hằng số
3. Sự bảo toàn cơ năng của vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi.
Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây ra bởi sự biến dạng của lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động cơ năng là đại lượng được bảo toàn.
W = Wđ + Wt = hằng số
hay:
CHƯƠNG V. CHẤT KHÍ
I. Quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp
Là quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ (thể tích hoặc áp suất) được giữ nguyên không đổi.
II. Phát biểu và viết biểu thức các định luật Bôi lơ – Ma ri ốt (B-M), Sác lơ (S) và Gay luyssac (G)
Dùng sơ đồ để phát biểu:
Dùng phương trình trạng thái để suy ra các biểu thức định luật tương ứng:
III. Một số lưu ý
Đường đẳng nhiệt (đồ thị theo p, V) là một đường hyperbol
Đường đẳng áp (đồ thị theo V, T) là một đường thẳng có đường nối dài đi qua gốc tọa độ.
Đường đẳng tích (đồ thị theo p, T) là một đường thẳng có đường nối dài đi qua gốc tọa độ.
CHƯƠNG VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Bài 1. Nội năng và sự biến thiên nội năng
1. Nội năng: Nội năng bằng tổng động năng và thế năng phân tử cấu thành vật.
Có hai cách thay đổi nội năng:
- Thực hiện công : Cơ năng sẽ chuyển hóa thành nội năng
- Truyền nhiệt: Nội năng vật này trở thành nội năng vật khác
2. Nhiệt lượng:
Trong đó: Q là nhiệt lượng (J)
c là nhiệt dung riêng (J/(kg.K)
là độ biến thiên nhiệt độ
Lưu ý: Phương trình cân bằng nhiệt:
Bài 2. Các nguyên lý của NĐLH
1. Nguyên lý I NĐLH: Độ biến thiên nội năng bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được.
Quy tắc về dấu:Q > 0: hệ nhận nhiệt lượng
Q < 0: hệ truyền (tỏa) nhiệt lượng
A > 0: hệ nhận công
A < 0: hệ thực hiện công
2. Nguyên lý II của NĐLH
a. Cách phát biểu của Clau – xi – út: Nhiệt không thể truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
b. Cách phát biểu của Các – nô: Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa toàn bộ nhiệt lượng thành công cơ học.
3. Hiệu suất động cơ nhiệt:
PHẦN B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Người ta kéo một cái thùng nặng trượt trên sàn nhà bằng một dây trùng với phương nằm ngang, lực do sợi dây tác dụng lên vật là 200N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 10m?
Bài 2: Người ta kéo một cái thùng nặng trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 450, lực do sợi dây tác dụng lên vật là 150N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 15m?
Bài 3: Một xe tải khối lượng 2,5 tấn ban đầu đang đứng yên, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều nhờ có lực kéo hướng theo phương ngang. Sau khi đi được quãng đường 144m thì vận tốc đạt được 12m/s. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là μ = 0,04. Tính công của các lực tác dụng lên xe và công suất trung bình của lực kéo trên quãng đường 144m đầu tiên. Lấy g = 10m/s2.
Bài 4:Một gàu nước có khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động thẳng đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 s . Tính công suất trung bình của lực kéo . Lấy g = 10 m/s2
Bài 5: .Một ôtô có khối lượng 1100 kg đang chạy với vận tốc 24 m/s.
a/ Độ biến thiên động năng của ôtô bằng bao nhiêu khi vận tốc lúc sau là 10 m/s?
b/ Tính lực hãm trung bình trên quãng đường nói trên ôtô chạy 60m.
Bài 6: Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao 20m so với măt đất và vận tốc ném 30m/s. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10m/s2. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất.
Tính cơ năng của vật
Tính độ cao cực đại mà vật đạt được.
Tính vận tốc của vật lúc chạm đất.
Tính vị trí và vận tốc lúc mà động năng bằng thế năng.
Câu 7: Một quả bong bóng bay, bay lên từ mặt đất đến độ cao h thì bán kính của quả bóng tăng lên gấp đôi. Tính áp suất của không khí ở độ cao h đó .Biết rằng áp suất ở mặt đất bằng 760mmHg và quả bóng không bị vỡ. Xem rằng nhiệt độ của không khí ở độ cao h bằng nhiệt độ tại mặt đất, khí trong quả bong là khí lí tưởng.
Câu 8: Một bình chứa một lượng khí A ở nhiệt độ 300C và áp suất 2 bar. Hỏi phải tăng nhiệt độ lên đến bao nhiêu để áp suất tăng lên gấp đôi? Xem rằng khí A là khí lí tưởng và thể tích bình chứa là không đổi.
Câu 9: Một đèn dây tóc chứa khí trơ ở 270C và áp suất 0,6atm. Khi đèn cháy sáng, áp suất khí trong đèn là 1,0atm và không làm vỡ bóng đèn.Tính nhiệt độ khí trong đèn khi cháy sáng. Coi dung tích của bóng đèn không đổi.
Câu 10: Ở nhiệt độ 2730C thể tích của một lượng khí là 10 lít. Hỏi ở nhiệt độ 5460C thì thể tích của khối khí đó là bao nhiêu khi áp suất là không đổi và khí đã cho là khí lí tưởng.
Câu 11: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế được 40 cm3 khí hiđrô ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 270C. Tính thể tích của lượng khí trên ở điều kiện chuẩn (nhiệt độ 00C và áp suất 760 mmHg. Xem khi hiđrô là khí lí tưởng.
Câu 12: Trong xilanh của động cơ đốt trong, hỗn hợp khí ở áp suất 1at, nhiệt độ 470C, có thể tích 40dm3. Nén hỗn hợp khí đến thể tích 5dm3, áp suất 15at. Tính nhiệt độ của khí sau khi nén. Xem rằng khí trong xilanh là khí lí tưởng
Câu 13: Trước khi nén nhiệt độ của một lượng khí trong xilanh là 500C. Sau khi nén , thể tích của khí giảm 5 lần và áp suất tăng 10 lần. Hỏi nhiệt độ của khí sau khi nén là bao nhiêu? Xem rằng khí trong xilanh là khí lí tưởng.
Câu 14: Khi đun nóng dẳng tích một khối khí thêm 10C thì áp suất tăng thêm 1/360 áp suất ban đầu. Tính nhệt độ ban đầu của khối khí.
Câu 15: Một khối khí ở nhiệt độ 00C có thể tích 20cm3. Hỏi khi nhiệt độ là 54,60C thì thể tích khối khí là bao nhiêu? Xem rằng áp suất của khối khi là không đổi.
Câu 16: Một xilanh có pittong đóng kín chứa một lượng khí xác định có thể tích 2 lít ở nhiệt độ 270C, áp suất 1atm. Pittong nén khí làm thể tích của khí còn 0,2 lít và áp suất tăng đến giá trị 14atm. Tính nhiệt độ của khối khi khi đó.
Câu 17. Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 120J. Khí nở ra thực hiện công 80J đẩy pit-tông đi lên.Độ biến thiên nội năng của khí là bao nhiêu?
Câu 18: Một cốc nhôm có khối lượng 200g chứa 600g nước ở nhiệt độ 240C. Người ta thả vào nước một thìa đồng khối lượng 80g đang ở 1000C. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua các hao phí nhiệt bên ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4,19.103J/kg.K.
Chúng tôi hiện có hơn 60 nghìn tài liệu để bạn tìm
Xem thêm |
![]() |
![]() Bài giảng của giáo sư Walter Lewin về con lắc
(2019-10-16) |
![]() Chương trình môn Vật lí mới: Nhiều nội dung Dự thảo giống môn KHTN: Có chủ đích hay sao chép?
(2019-09-09) |
![]() Khi bạn ném rác vào núi lửa thì chuyện gì xảy ra?
(2019-09-04) |
![]() Video Dải Ngân hà tuyệt đẹp, cho thấy Trái đất quay rõ ràng ra sao
(2019-09-03) |
![]() Ngày 08/04/2021 |
![]() Ngày 08/04/2021 |
![]() Ngày 08/04/2021 |
![]() Ngày 08/04/2021 |
![]() Ngày 08/04/2021 |