PHẠM VŨ KIM HOÀNG - 508 lượt tải
Chuyên mục: Đề tuyển sinh vào lớp 10
Để download tài liệu ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 các bạn click vào nút download bên dưới.
Mời bạn truy cập vào kho download tài nguyên với thư viện giáo án điện tử, thư viện đề kiểm tra - trắc nghiệm và nhiều tài nguyên quý giá khác nữa.
Nếu bạn thích tài liệu ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 , click nút "Cảm ơn" hoặc "Thích" và chia sẻ cho bạn bè mình.
► Like TVVL trên Facebook nhé! |
||||||||
|
Chú ý:
- Có thể font chữ sẽ không hiển thị đúng, bạn nên click nút download để tải về máy đọc cho hoàn thiện.
- Download bộ font .VnTimes, VNI-Times đầy đủ nếu máy bạn chưa có đủ font tiếng Việt.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU
HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH
4794259207500
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
Năm học 2016-2017
Môn thi: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
106426013081000
NỘI DUNGĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 02 trang).
5102860358140Câu 1(2 điểm). Một công viên phủ đầy cây xanh có dạng hình tròn, có các lối đi thông nhau là đường tròn tâm O bao quanh công viên có chu vi dài c=314m và hai đường thẳng vuông góc nhau AB= CD=100m như hình vẽ 1. Hai chị em Quỳnh, Khoa chơi trò đuổi bắt trên công viên này. Ban đầu chị Quỳnh đứng ở B, em Khoa ở A đồng thời bắt đầu chạy trên cung tròn, khi đó chị Quỳnh cũng bắt đầu đuổi theo. Quỳnh chạy với tốc độ không đổi v1 =4m/s để đuổi bắt và Khoa chạy với tốc độ không đổi v2 =2m/s để trốn. Biết rằng trên đường tròn hai chị em chỉ thấy nhau khi độ dài cung tròn giữa hai người là x=10m. Để trốn Quỳnh lâu bắt được mình hơn, thì khi phát hiện Quỳnh đang chạy trước mặt mình ở khoảng cách bằng 10 m thì Khoa quay đầu chạy theo chiều ngược lại.
Tìm thời gian nhỏ nhất có thể xảy ra để Quỳnh bắt được Khoa. Khi đó Khoa đã chạy hết quãng đường bao nhiêu?
Câu 2(1,5điểm). Một đoạn đường đồi ABCDE gồm những đoạn lên dốc và xuống dốc(từ A đến B lên dốc, từ B về A xuống dốc, các đoạn còn lại tương tự) như hình 2. Hai bạn xuất phát cùng lúc: bạn An từ A đạp xe về E, bạn Bình từ E đạp xe đến A. Hai bạn gặp nhau ở C và tiếp tục chuyển động của mình. Khi về tới E, An lập tức quay lại khi đến C thì lúc đó Bình vẫn chưa đến được A và còn cách A 120m.
Cho rằng vận tốc của mỗi bạn khi xuống dốc là không đổi và gấp đôi vận tốc khi lên dốc của mình. Biết tương quan về chiều dài của các đoạn đường là: BC = DE = (2/3)AB = (3/2)CD.
Tìm tổng chiều dài đoạn đường đồi AE.
394081095885
D
00D
278257084455B
00B
409130513970000
358140014668500
291655514668500
188150514668500
4724400137795
E
00E
3432810153035C
00C
165227033655
A
00A
Hình 2.
Câu 3( 1,5 điểm). Có hai bình A và B: Bình A chứa nước ở 800C và bình B chứa dầu ở 600C. Một bình C hình trụ ban đầu đang chứa V= 1 lít nước ở 200C và áp suất do cột nước gây ra tại đáy bình C là P0=2000N/m2. Sau đó người ta múc n1 ca nước ở bình A và n2 ca dầu ở bình B đổ vào bình C. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ bình C là 500C và tổng áp suất do các cột chất lỏng gây ra tại đáy bình C là P= 5120N/m2. Biết khối lượng riêng, nhiệt dung riêng các chất: của nước là D1=1000 (kg/m3) c1=4200(J/kg độ); của dầu là D2=800 (kg/m3), c2=5250(J/kg độ). Thể tích chất lỏng trong ca mỗi lần múc là 200cm3. Coi các ca chất lỏng có cùng thể tích; bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước, dầu với môi trường xung quanh và vỏ bình.
Tìm n1 và n2
Câu 4 (3,5 điểm). 1. Người ta dùng một dây dẫn đồng chất, hình trụ uốn thành một hình 8 cạnh bằng
nhau, mỗi cạnh có điện trở R (hình 3a), dùng một dây khác uốn thành một hình vuông, mỗi cạnh có
điện trở 2R (hình 3b). Sau đó dùng hai dây dẫn có điện trở không đáng kể nối chúng lại tại trung điểm của hai cạnh đối diện tạo thành hình “đồng tiền cổ” như hình 3c.
a. Tính điện trở tương đương RAB của “đồng tiền cổ” này theo R nếu nối A, B vào mạch điện.
b. Kết hợp hai “đồng tiền” đó theo một cạnh chung MN thành một “cặp đồng tiền” (hình 3d). Tính lại điện trở tương đương RAB của cặp đồng tiền.
c. Trong hình 3c, thay mỗi đoạn dây bằng một bóng đèn có cùng giá trị điện trở với đoạn dây đó: đoạn có điện trở R được thay bằng bóng đèn loại I, đoạn có điện trở 2R được thay bằng bóng đèn loại II, đoạn có điện trở R/2 được thay bằng bóng đèn loại III. Sau đó nối A,B vào hiệu điện thế không đổi U = 24V. Biết các đèn đều sáng bình thường. Tìm hiệu điện thế định mức của các loại bóng đèn.
360807012128500
52609751231902. Cho mạch điện gồm hai điện trở lần lượt có giá trị là R1, R2 không đổi. Một biến trở có điện trở Rx có điện trở thay đổi được, được mắc phối hợp với hai điện trở trên vào nguồn điện có hai điện cực A,B với hiệu thế được giữ không đổi U như hình vẽ 3e.
-Khi ta điều chỉnh Rx=R0 thì công suất trên Rx đạt cực đại là P0.
- Khi ta điều chỉnh Rx=9
hoặc Rx=25
thì công suất trên Rx đều bằng
a.Tìm R0.
b. Biết hiệu R2-R1=
. Tìm R1 và R2
46729651223645
B
A
M
Hình 4b
G1
G2
00B
A
M
Hình 4b
G1
G2
439674040005G1
M
B
A
Hình 4a
G2
00G1
M
B
A
Hình 4a
G2
Câu 5(1,5 điểm). Hình 4a mô tả sơ đồ kính tiềm vọng gồm hai gương phẳng, có tâm gương G1 và G2 ( ta gọi tắt là gương G1 và G2), hai mặt gương có mặt phản xạ quay về phía nhau và cùng nghiêng so với phương đứng một góc 450. Tâm hai gương cách nhau một đoạn G1G2 =50 cm. Mắt đặt tại M và luôn nhìn vào gương G2 và cách tâm G2 là 20 cm theo phương ngang để quan sát ảnh cuối cùng A’B’ của vật nhỏ AB qua hệ hai gương. Vật AB ở vị trí cách tâm gương G1 một khoảng 2m.a. Hãy vẽ hình sự tạo ảnh và xác định khoảng cách từ ảnh A’B’ đến mắt.
b. Giả sử gương G2 có thể xoay được để mắt có thể quan sát ảnh A’B’ theo cách như hình 4b. Cho biết khoảng cách từ tâm G1 đến AB và từ tâm G2 đến mắt giống như trường hợp hình 4a.
- Hãy vẽ hình sự tạo ảnh A’B’ qua hệ hai gương của kính trong trường hợp này.
- So sánh hai trường hợp 4a và 4b: nêu rõ khoảng cách từ ảnh A’B’ đến mắt có khác nhau không? Hình ảnh mà mắt quan sát được có khác nhau không?
...........................Hết...........................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:........................................................ Số báo danh:..............................................
Chúng tôi hiện có hơn 60 nghìn tài liệu để bạn tìm
Xem thêm |
![]() |
![]() Bài giảng của giáo sư Walter Lewin về con lắc
(2019-10-16) |
![]() Chương trình môn Vật lí mới: Nhiều nội dung Dự thảo giống môn KHTN: Có chủ đích hay sao chép?
(2019-09-09) |
![]() Khi bạn ném rác vào núi lửa thì chuyện gì xảy ra?
(2019-09-04) |
![]() Video Dải Ngân hà tuyệt đẹp, cho thấy Trái đất quay rõ ràng ra sao
(2019-09-03) |
![]() Ngày 28/02/2021 |
![]() Ngày 28/02/2021 |
![]() Ngày 28/02/2021 |
![]() Ngày 28/02/2021 |
![]() Ngày 28/02/2021 |